Nguồn nước mặt ngày càng ô nhiễm do điều kiện tự nhiên và các hoạt động của con người. Chính vì thế, việc theo dõi, đánh giá và kiểm soát chất lượng nguồn nước mặt là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu chất lượng nước mặt giai đoạn 2000–2020 và khảo sát người dân ở các vùng xung quanh các nguồn thải: (i) khu dân cư (quận Ninh Kiều), (ii) khu công nghiệp (quận Bình Thủy), (iii) khu trồng cây ăn trái (huyện Phong Điền) và (iv) khu trồng lúa (quận Ô Môn, Thới Lai và Cờ Đỏ). Kết quả nghiên cứu cho thấy các thời điểm lấy mẫu trong năm khác biệt không nhiều và có xu hướng xấu hơn ở tháng 12, cụ thể pH và nhiệt độ không khác biệt giữa các khu vực nghiên cứu. Chất lượng nước mặt tốt nhất ở khu vực trồng cây ăn trái và xấu nhất ở khu vực dân cư. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt do có nhiều công ty, khu công nghiệp chưa xử lý chất thải tốt. Các chất thải được thải trực tiếp xuống sông ngày càng nhiều và do sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nên cần có biện pháp quản lý và xử lý tốt các nguồn thải trong thời gian tới.
Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Diệu Tánh, 2012. KHẢO SÁT TÍNH TRẠNG BẠC BỤNG THEO CÁC VỊ TRÍ KHÁC NHAU TRÊN GIỐNG LÚA THƠM MTL250. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 137-144
Nguyễn Thành Tâm, Đặng Kiều Nhân, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP VÀ MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẾP TẠI THỦ THỪA, LONG AN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 53-57
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên