Ngày nhận bài:17/05/2018 Ngày nhận bài sửa: 03/07/2018
Ngày duyệt đăng: 30/07/2018
Title:
Composition of the natural food of black tiger shrimp (Penaeus monodon) in improved extensive ponds
Từ khóa:
Tôm sú, quảng canh cải tiến, tần số xuất hiện, thức ăn tự nhiên
Keywords:
Black tiger shrimp, improved extensive pond, natural food, occurrence frequency
ABSTRACT
The objective of this study was to determine the composition of the natural food uptaken by black tiger shrimp (Penaeus monodon) in improved extensive ponds. The study was conducted with 14 sampling periods in three shrimp ponds in An Bien district, Kien Giang province, where shrimp were stocked at density of 1-3 inds/m2. The average pond area was 1.5-1.7 ha with a depth of 1.2 m. Water was exchanged once a month. A certain number of shrimps was suplemented in the ponds once a month, and no feed provided during the culture period. Thirty shrimps were collected each time for analysis of feed composition in their digestive tract. Water parameters including temperature, pH, salinity, TSS, TN and TP were also recorded. The results showed that the water parameters are suitable for the development of natural food and growth of shrimp in ponds. Variation of natural food depended on nutrient content and salinity in the water environment. Besides detritus with high proportion, the study identified a total of 10 natural food groups in the digestive tract (DT) of shrimp. The composition and quantity of natural food of shrimp were recorded from 8-23 genera and 6-6,289 individuals/DT, respectively. Shrimp with an average length of 1.5±0.4cm to 3.6±0.6cm utilized mainly Bacillariophyta, Rotifera, Copepoda, Polychaeta and detritus. Adult shrimps with a size of 12.3±0.7cm consumed a lot of detritus and Polychaeta. In general, as shrimps grow up from 4.8±0.5 cm to 5.3±0.8 cm, their feeding spectrum changes from planktonic to benthic organisms.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thành phần thức ăn tự nhiên của tôm sú (Penaeus monodon) ở ao nuôi quảng canh cải tiến. Nghiên cứu được thực hiện với 14 đợt thu mẫu ở 3 ao tôm thuộc huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang với mật độ từ 1-3 con/m2, diện tích từ 1,5-1,7ha, độ sâu 1,2 m, thay nước định kỳ 1 lần/tháng. Tôm được thả bổ sung 1 lần/tháng và không cung cấp thức ăn trong quá trình nuôi. Mẫu tôm được thu 30 con/đợt để phân tích thành phần các nhóm thức ăn trong ống tiêu hóa. Một số các thông số môi trường nước (nhiệt độ, pH, độ mặn,TSS,TN và TP) cũng được ghi nhận. Kết quả cho thấy các thông số môi trường nước phù hợp với sự phát triển thức ăn tự nhiên và tăng trưởng của tôm trong ao nuôi. Biến động thành phần thức ăn tự nhiên phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng và độ mặn trong môi trường ao nuôi. Ngoài các mảnh vụn hữu cơ chiếm tỉ lệ cao, nghiên cứu đã xác định được tổng cộng 10 nhóm thức ăn tự nhiên trong ống tiêu hóa của tôm. Thành phần và số lượng thức ăn trong ống tiêu hóa (OTH) của tôm ghi nhận được ở các ao nuôi là 8-23 giống và 6-6.289 cá thể/OTH. Tôm giai đoạn nhỏ với kích thước trung bình 1,5±0,4cm đến 3,6±0,6cm sử dụng chủ yếu tảo Bacillariophyta, Rotifera, Copepoda, Polychaeta và mảnh vụn hữu cơ. Tôm trưởng thành với kích cỡ 12,3±0,7cm tiêu thụ chủ yếu mảnh vụn hữu cơ và Polychaeta. Nhìn chung, tôm có xu hướng chuyển tập tính ăn từ sinh vật nổi sang sinh vật đáy khi đạt kích cỡ từ 4,8±0,5cm đến 5,3±0,8cm.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Liên và Vũ Ngọc Út, 2018. Thành phần thức ăn tự nhiên của tôm sú (Penaeus monodon) ở ao nuôi quảng canh cải tiến. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 115-128.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Liên, Âu Văn Hóa, Nguyễn Vĩnh Trị, Huỳnh Trường Giang, Trương Quốc Phú, Glenn Satuito và Vũ Ngọc Út, 2020. Khả năng sử dụng động vật nổi trong quan trắc sinh học trên sông Hậu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 149-160.
Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Trường Giang, Vũ Ngọc Út, 2014. THàNH PHầN ĐộNG VậT ĐáY (ZOOBENTHOS) TRÊN SÔNG HậU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 239-247
Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Trường Giang, Diệp Ngọc Gái, Vũ Ngọc Út, 2014. THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON) TRÊN SÔNG HẬU - ĐOẠN THUỘC TỈNH HẬU GIANG VÀ SÓC TRĂNG VÀO MÙA KHÔ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 284-291
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Liên, Lâm Quang Huy, Dương Thị Hoàng Oanh, Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2016. Chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43a: 68-79.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Liên, Âu Văn Hóa, Nguyễn Công Tráng, Nguyễn Thị Khiếm, Huỳnh Trường Giang, Nguyễn Thanh Phương và Vũ Ngọc Út, 2020. Biến động thành phần thực vật nổi theo mùa ở vùng cửa sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 80-91.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Liên, Âu Văn Hóa, Nguyễn Công Tráng, Nguyễn Thị Khiếm, Huỳnh Trường Giang, Nguyễn Thanh Phương và Vũ Ngọc Út, 2020. Ảnh hưởng của sự thay đổi độ mặn lên thành phần động vật nổi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 92-101.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên