Nghiên cứu thành phần động vật đáy trên Sông Hậu được tiến hành gồm 2 đợt trong mùa mưa (tháng 6/2013 và tháng 9/2013) và 2 đợt trong mùa khô (tháng 12/2013 và 3/2014) tại 14 điểm thu mẫu thuộc khu vực đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn của sông Hậu. Kết quả đã tìm thấy tổng cộng 82 loài động vật đáy thuộc 6 lớp, trong đó Gastropoda có thành phần loài phong phú nhất với 34 loài (41%), kế đến là Bivalvia (23 loài, 28%), các lớp còn lại biến động từ 1-9 loài (1-11%). Thành phần loài động vật đáy trung bình dao động từ 7±4 loài đến 23±4 loài, trong đó vùng đầu nguồn có thành phần loài phong phú hơn vùng giữa nguồn và cuối nguồn. Thành phần loài và mật độ động vật đáy vào mùa khô cao hơn mùa mưa. Ở vùng đầu nguồn, thành phần loài động vật đáy khác biệt (p0,05) qua các giai đoạn khảo sát ở vùng giữa nguồn và cuối nguồn. Mật độ động vật đáy trung bình có xu hướng giảm dần từ vùng đầu nguồn, giữa nguồn đến cuối nguồn với số lượng 1.312±905 ct/m2, 629±668 ct/m2 và 327±372 ct/m2 nhưng không khác biệt (p>0,05) giữa các khu vực khảo sát. Nhìn chung, có sự tương đồng về sự phân bố của động vật đáy ở khu vực giữa nguồn và cuối nguồn, trong khi sự phân bố của chúng ở khu vực đầu nguồn không tương đồng với hai khu vực còn lại.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Liên và Vũ Ngọc Út, 2018. Thành phần thức ăn tự nhiên của tôm sú (Penaeus monodon) ở ao nuôi quảng canh cải tiến. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 115-128.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Liên, Âu Văn Hóa, Nguyễn Vĩnh Trị, Huỳnh Trường Giang, Trương Quốc Phú, Glenn Satuito và Vũ Ngọc Út, 2020. Khả năng sử dụng động vật nổi trong quan trắc sinh học trên sông Hậu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 149-160.
Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Trường Giang, Vũ Ngọc Út, 2014. THàNH PHầN ĐộNG VậT ĐáY (ZOOBENTHOS) TRÊN SÔNG HậU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 239-247
Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Trường Giang, Diệp Ngọc Gái, Vũ Ngọc Út, 2014. THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON) TRÊN SÔNG HẬU - ĐOẠN THUỘC TỈNH HẬU GIANG VÀ SÓC TRĂNG VÀO MÙA KHÔ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 284-291
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Liên, Lâm Quang Huy, Dương Thị Hoàng Oanh, Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2016. Chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43a: 68-79.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Liên, Âu Văn Hóa, Nguyễn Công Tráng, Nguyễn Thị Khiếm, Huỳnh Trường Giang, Nguyễn Thanh Phương và Vũ Ngọc Út, 2020. Biến động thành phần thực vật nổi theo mùa ở vùng cửa sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 80-91.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Liên, Âu Văn Hóa, Nguyễn Công Tráng, Nguyễn Thị Khiếm, Huỳnh Trường Giang, Nguyễn Thanh Phương và Vũ Ngọc Út, 2020. Ảnh hưởng của sự thay đổi độ mặn lên thành phần động vật nổi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 92-101.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên