Ảnh hưởng của độ mặn lên hiệu quả ương giống tôm càng xanh được thực hiện trong 06 ao đất có diện tích dao động từ 1.000 - 2.000 m2 tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang nhằm tìm ra độ mặn ương tôm giống thích hợp. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức (NT1 và NT2) với độ mặn 8 - 10‰ và 15 - 17‰, được lặp lại 3 lần. Độ mặn bình quân ở NT1 và NT2 lần lượt là 15,93 ± 0,39‰ và 8,82 ± 0,37‰ đều nằm trong giới hạn giá trị bố trí của nghiệm thức. Sau 75 ngày ương, khối lượng và năng suất tôm giống ở NT1 đạt được (9,66 ± 0,28 g/con và 159 ± 13 g/m2 ) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với NT2 (7,94 ± 0,21 g/con và 111 ± 10 g/m2 ). Tỷ lệ sống (%) tôm giống thu được không khác biệt (p > 0,05) giữa NT1 và NT2. Ương giống tôm càng xanh trong ao ở độ mặn 8 - 10‰ đạt hiệu quả cao hơn so với ương giống ở độ mặn 15 - 17‰.
Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Sơn Trang, 2004. NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG(PANGASIUSHYPOPHTHALMUS SAUVAGE,1878). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 02: 67-75
Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Sơn Trang, 2004. NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG(PANGASIUSHYPOPHTHALMUS SAUVAGE,1878) . Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 02:
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên