Experiments were conducted in the randomized complete block design with four treatments and four replications, such as plots of N omission but full in P and K fertilizers, P omission but full in N and K, K omission but full in N and P, and full in N, P and K. After the optimum fertilizer formula was found, the application models were carried out by dividing the farmer’s field in two parts: (1) fertilizer management based on the site specific nutrients management (SSNM) method, while (2) fertilizer management based on the farmer practice (QTND). Results showed that: (a) in Spring-Winter crop: the amounts of NPK nutrients supplied from solid was 65 kg N + 33 kg P2O5+ 115 kg K2O and the proposed formula was 90 kg N + 36 kg P2O5+ 22 kg K2O/ha; and (b) in Early Summer-Autumn: 49 kg N + 26 kg P2O5 + 88 kg K2O and 85 kg N + 40 kg P2O5 + 28 kg K2O/ha, respectively. Fertilizer recommendation based on SSNM has increased in crop yield up to 0.33-0.48t/ha and farmers applied more fertilizers in QTND than those of SSNM plots for both season with 6-9 kg N/ha, 13-18 kg P2O5 and 27-28 kg K2O.
TÓM TẮT
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Đông Xuân (ĐX) 2009-2010 và Hè Thu (HT) 2010, sau đó ứng dụng mô hình trong vụ ĐX 2010-2011 và HT 2011. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (ô khuyết N bón đầy đủ P, K; ô khuyết P bón đầy đủ N, K; ô khuyết K bón đầy đủ N, P; ô bón đầy đủ N, P, K) và 4 lần lặp lại. Sau khi tìm được công thức phân tiến hành ứng dụng cho mô hình bằng cách chia đôi ruộng nông dân, bón phân theo địa điểm chuyên biệt (SSNM) và QTND. Kết quả thí nghiệm cho biết được lượng dinh dưỡng N, P, K nội tại do đất cung cấp cho một hecta vụ ĐX là 65 kg N + 33 kg P2O5 + 115 kg K2O và công thức phân bón N, P, K đề xuất 90 kg N + 36 kg P2O5 + 22 kg K2O/ha; vụ HT là 49 kg N + 26 kg P2O5 + 88 kg K2O và công thức phân bón N, P, K đề xuất 85 kg N + 40 kg P2O5 + 28 kg K2O/ha. Năng suất lúa ở mô hình bón phân theo SSNM cao hơn cách bón theo QTND là 0,33-0,48 tấn/ha. Trong vụ ĐX 2010-2011 và HT 2011, QTND đã bón lượng phân bón cao hơn so với SSNM, lượng N từ 6 - 9 kg/ha; lượng P2O5 từ 13-18 kg/ha; lượng K2O từ 27-28 kg/ha.
Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Phước Đằng, Huỳnh Kỳ, Parameswari Namasivayam, 2011. GEN EG707, MỘT ĐÁNH DẤU PHÂN TỬ TRIỂN VỌNG ĐỂ KIỂM TRA SỰ HÌNH THÀNH PHÔI VÔ TÍNH TRÊN CÂY CỌ DẦU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17a: 181-191
Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Mai Vũ Duy, 2015. So sánh một số loại cơ chất tiềm năng trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 39: 36-43
Lê Vĩnh Thúc, Mai Vũ Duy, Lê Việt Dũng, Nguyễn Lộc Hiền, Nguyễn Phước Đằng, 2015. Ảnh hưởng của việc cắt bỏ lá sau trổ đến sự sinh trưởng và phát triển của giống đậu nành MTĐ517-8 (Glycine max). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 36: 43-48
Lê Vĩnh Thúc, Bùi Thị Cẩm Hường, Nguyễn Thị Bích Hằng, 2015. Phun kali nitrate sau đậu trái làm tăng năng suất và phẩm chất trái quýt đường (Citrus reticulata Blanco). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 38: 76-81
Trích dẫn: Lê Vĩnh Thúc và Nguyễn Bảo Vệ, 2016. Ảnh hưởng của phân hữu cơ và vô cơ lên đặc tính đất và năng suất đậu phộng (Arachis hypogaea L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43b: 8-17.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên