Chị Đào, chị Lý là một trong những sáng tác cuối cùng của Hồ Biểu Chánh, cũng là trường hợp tiêu biểu, để qua đó, chúng ta nhận thấy dù cho rằng tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sau năm 1932 không còn đóng góp mới, công chúng vẫn không thể quay lưng lại với nó. Chính những bài học về đạo lí ở đời gần gũi, thiết thực, được chuyển tải bằng hình thức ngôn từ thân quen, nhiều sức cảm hóa, đã giúp cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sống mãi theo thời gian. Chị Đào, chị Lý đã chứng minh những đặc điểm vốn có trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không hề thay đổi đến lúc cuối. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ở giai đoạn sau, đã đi ngoài chuyến xe chung của lịch sử văn học Việt Nam. Không đỗ vào bến mới của văn học hiện đại thời kì phát triển nhưng nó đã đi vào đời sống tâm hồn của công chúng bình dân, nâng niu gìn giữ đạo lí, nếp sống của người Việt. Đấy là phần giá trị không dễ tìm thấy trong sáng tác của nhiều nhà văn khác. Chị Đào, chị Lý góp phần khẳng định tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã cũ nhưng bài học đạo lí chứa đựng trong đó chưa bao giờ cũ.
Huỳnh Thị Lan Phương, 2011. SỰ KẾ THỪA VÀ ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17b: 16-27
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên