Nghề nuôi cá lóc ngày càng được chú trọng trong xu hướng phát triển ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hình thức và quy mô nuôi cá được người dân áp dụng đa dạng, trong đó quy mô hộ gia đình thường khá phổ biến. Tuy nhiên, chất lượng nước trong ao nuôi chưa được quan tâm và kiểm soát tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng nước ao nuôi biến động qua từng thời điểm nuôi cá, lưu lượng xả thải khá lớn và đa phần là bị ô nhiễm hữu cơ và dưỡng chất. Kết quả xử lý nước thải ao nuôi cá lóc lót bạt bằng công nghệ plasma lạnh kết hợp keo tụ - tạo bông trên mô hình phòng thí nghiệm cho thấy, hiệu quả xử lý các chỉ tiêu SS, BOD5, COD, photpho và coliforms đạt trên 70%. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT. Tuy nhiên, độ dẫn điện và hợp chất ni-tơ trong nước vẫn chưa xử lý triệt để, cần được cải thiện.
Phạm Văn Toàn, Bùi Thị Nga, Nguyễn Phan Nhân, 2014. DƯ LƯỢNG HOẠT CHẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT QUINALPHOS TRONG NƯỚC TRÊN RUỘNG LÚA VÀ SÔNG RẠCH Ở TỈNH HẬU GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 33: 109-116
Phạm Văn Toàn, 2013. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG THUỐC KHÔNG HỢP LÝ TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28: 47-53
Tạp chí: 21st PATTAYA International Conference on Agricultural, Environmental and Biological Sciences (PAEBS-19) - Enviromental Sciences and Engineering, Thailan, 9-10/12/2019
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên