Thông tin chung: Ngày nhận: 29/05/2014 Ngày chấp nhận: 29/08/2014 Title: Weakness of educational research in Vietnam: Causes and solutions Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, khoa học giáo dục, phương pháp nghiên cứu, khái quát hóa Keywords: Scientific research, Educational Sciences, research methods, theorization | ABSTRACT In recent years, in the mass media, the public have said much about the crisis in education and backwardness of scientific research in our country. This situation is expressed through extremely modest position of Vietnamese universities in the university rankings in the world and through the paucity of scientific articles published by Vietnamese scientists in international Journals. Yet, our country has the most number of professors and post graduatesin the South-East of Asia. In the educational sciences, the situation is even more disappointing: for 15 years, from 1996-2010, only 39 articles were published internationally, while we trained a series of post graduate. Again, we have to pay attention to the quality of scientific staff of our country seriously to find radical solutions to treating the causes of this crisis and backwardness. In this article, we would like to present the results of the preliminary examination of over 600 titles of Master theses in educational sciences, to try to trace the causes of the weakness in educational research of Vietnam and to suggest some radical solutions. This is the first step for further research that we will proceed in the near future. TóM TắT Từ mấy năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nói nhiều đến khủng hoảng về giáo dục và tụt hậu về khoa học của nước ta. Tình trạng đó được thể hiện qua vị trí vô cùng khiêm tốn của các trường đại học Việt Nam trên các bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới và qua số lượng ít ỏi bài báo khoa học của Việt Nam được công bố trên các tạp chí quốc tế. Thế mà nước ta lại có số lượng giáo sư, tiến sĩ nhiều nhất Đông Nam á. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, tình trạng này càng đáng thất vọng hơn: trong 15 năm, từ 1996-2010, chỉ có 39 bài báo được công bố quốc tế, trong khi chúng ta đào tạo ra hàng loạt các thạc sĩ và tiến sĩ giáo dục. Một lần nữa, vấn đề chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học của nước ta cần phải được đặt ra một cách nghiêm túc để tìm giải pháp căn cơ chữa trị tận gốc rễ những nguyên nhân gây nên khủng hoảng và tụt hậu. Trong bài viết này, tác giả báo cáo kết quả khảo sát sơ bộ trên 600 tên luận văn thạc sĩ giáo dục được bảo vệ trong nước, để thử phát họa những nguyên nhân của sự yếu kém trong nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam và đề ra một số giải pháp căn cơ. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn mà tác giả sẽ tiến hành trong một tương lai gần. |