Nghiên cứu này nhằm tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic có khả năng lên men acid lactic và kháng khuẩn Propionibacterium acnes PO nhằm thử nghiệm sản xuất xà phòng từ nước chua tàu hủ lên men. Điều kiện tối ưu cho quá trình lên men acid lactic bao gồm mật độ giống chủng (105, 106 và 107 tb/mL), hàm lượng đường ban đầu (3; 6 và 9% w/v) và pH (5; 6 và 7) cũng được khảo sát. Đồng thời khảo sát hàm lượng nước chua thích hợp (15; 20; 25% w/v) phối chế sản xuất xà phòng khả năng kháng khuẩn P. acnes. Kết quả cho thấy chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum L39 có khả năng lên men acid lactic đạt 7,35 g/L và khả năng kháng khuẩn tốt với khoảng cách kháng khuẩn đạt 16,00 mm. Điều kiện thích hợp cho lên men acid lactic từ nước chua tàu hủ được xác định ở hàm lượng đường 8% (w/v), pH 5,6 và mật độ giống chủng 107 tế bào/mL với hàm lượng acid lactic đạt 10,275 g/L. Xà phòng được thử nghiệm sản xuất từ nước chua lên men cho thấy, thể tích nước chua bổ sung đạt 20% (w/w) tạo ra xà phòng có khả năng kháng vi khuẩn P. acnes PO với đường kính vòng kháng đạt 15,67 mm và có kết quả cảm quan với 86,6% điểm kết cấu, 86,6% điểm màu sắc và 93,4% điểm mùi hương.
Trích dẫn: Bùi Hoàng Đăng Long, Phạm Quang Sin, Huỳnh Xuân Phong, Nguyễn Ngọc Thạnh và Ngô Thị Phương Dung, 2019. Khảo sát điều kiện lên men acid lactic từ rỉ đường sử dụng vi khuẩn lactic chịu nhiệt. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 103-109.
Tạp chí: The Final Joint Seminar on Establishment of an international research core for bio-research fields with microbes from tropical areas; Yamaguchi University Japan; 2nd – 4th December 2018
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên