Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 56, Số 2 (2020) Trang: 74-87
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 16/12/2019

Ngày nhận bài sửa: 13/03/2020

Ngày duyệt đăng: 29/04/2020

 

Title:

Impacts of irrigation system on agriculture in Hong Ngu district, Dong Thap province

Từ khóa:

Công trình thuỷ lợi, huyện Hồng Ngự, nông nghiệp, thay đổi nguồn nước mặt

Keywords:

Agriculture, irrigation systems, surface water resources changes, Hong Ngu district

ABSTRACT

The study aims to assess the current quality and impacts of irrigation systems on agricultural activities in Hong Ngu district, Dong Thap province. The participatory rural apraisal (PRA) approach and the sustainable livelihoods framework were applied to collect data and evaluate impacts of the irrigation systems on livelihood asset sources of local rice farmers by the Likert scale with 5 levels. The study has conducted key information panel (KIP) interviews at province, district, and commune levels, farmer group discussions, and structured interviews with 135 rice-cultivated farmers in 4 communes of the semi- and full-dyke area in Hong Ngu district. The results show that the current irrigation systems ensured suitable water about 90% for the total rice-cultivated area in the study district. The irrigation system raised incomes of local farmers but also led to the degradation of soil and water quality, and fishery resources of the study area. The semi-dyke systems were built with main purposes to protect the second rice crop each year therefore there was no function to support transportation as it is with the full-dyke systems. The regional management of irrigation systems is weak, and it is proposed to have a regional management unit which will be responsible for operating irrigation systems in the district.

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng chất lượng và tác động của hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) đến hoạt động canh tác nông nghiệp ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu áp dụng phương pháp PRA trong việc thu thập số liệu và khung sinh kế bền vững để đánh giá tác động của hệ thống CTTL theo các nguồn vốn sinh kế bằng thang đo thứ bậc Likert scale 5 cấp bậc. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn người am hiểu (KIP) ở cấp tỉnh, huyện xã; thảo luận nhóm nông hộ; và phỏng vấn 135 nông hộ canh tác lúa trên địa bàn 4 xã của vùng đê bao triệt để và đê bao lửng ở huyện Hồng Ngự. Kết quả cho thấy, hiện trạng CTTL trên địa bàn huyện Hồng Ngự đảm bảo khoảng 90% nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Hệ thống CTTL đã góp phần nâng cao đời sống sinh kế của người dân tại địa phương nhưng cũng có ảnh hưởng đến sự suy giảm chất lượng đất canh tác, nước tưới và nguồn lợi thủy sản. Chất lượng xây dựng của đê bao và giao thông nông thôn ở vùng đê bao lửng thấp hơn so với vùng đê bao triệt để. Công tác quản lý hệ thống CTTL còn nhiều hạn chế trong việc quản lý các công trình liên vùng và giải pháp nên thực hiện trước tiên là cần có một đơn vị quản lý chung trong việc vận hành hệ thống CTTL ở huyện Hồng Ngự.

Trích dẫn: Hồng Minh Hoàng, Huỳnh Minh Đường, Trần Dương Ngân Thảo và Văn Phạm Đăng Trí, 2020. Tác động của hệ thống công trình thủy lợi đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(2B): 74-87.

Các bài báo khác
Số 47 (2016) Trang: 1-12
Tải về
Số 52 (2017) Trang: 113-125
Tải về
Tập 55, Số CĐ Môi trường (2019) Trang: 114-124
Tải về
Tập 54, Số 7 (2018) Trang: 48-59
Tải về
Số 40 (2015) Trang: 50-61
Tải về
Số 28 (2013) Trang: 54-63
Tải về
Số 39 (2015) Trang: 71-82
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...