Tỉnh Hậu Giang là tỉnh thuần nông với diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 82,7% tổng diện tích; canh tác lúa chiếm ưu thế và lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trung bình mỗi năm khoảng 2807 tấn, trong đó hoạt chất Quinalphos thuộc gốc lân hữu cơ được sử dụng khá phổ biến. Đề tài đã được thực hiện nhằm đánh giá hàm lượng hoạt chất Quinalphos trong đất ruộng lúa, bùn đáy trên kênh nội đồng và sông rạch chính vào vụ lúa Đông Xuân và Thu Đông tại Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng Quinalphos đã được phát hiện ở tất cả các thuỷ vực khảo sát với tần suất phát hiện giảm dần từ ruộng lúa đến kênh nội đồng và sông chính với giá trị là 83,33; 60 và 61,11% tương ứng. Trung bình hàm lượng Quinalphos ở vụ Đông Xuân cao hơn vụ Thu Đông với giá trị là 13,33; 3,26 và 1,97 µg/Kg ở vụ Đông Xuân và 3,82; 2,54 và 2,50 µg/Kg ở vụ Thu Đông; tương ứng giảm dần từ ruộng lúa ra kênh nội đồng và sông chính. Giá trị Quinalphos trong đất ruộng và bùn đáy kênh nội đồng ở một số khu vực đã vượt ngưỡng cho phép của QCVN 15:2008 (10 µg/Kg). Hàm lượng Quinalphos phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ và tỉ lệ sét trong đất.
Trích dẫn: Nguyễn Phan Nhân, Bùi Thị Nga, Phạm Văn Toàn và Trần Trung Bảy, 2016. Dư lượng hoạt chất propiconazole trong đất ruộng và trong bùn đáy trên kênh nội đồng tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 47a: 32-39.
Nguyễn Phan Nhân, Bùi Thị Nga, Phạm Văn Toàn, 2016. Đặc điểm động vật đáy trên một số thủy vực ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 65-74
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên