Ảnh viễn thám siêu phổ (hyperspectral) được thu chụp trong rất nhiều dãi quang phổ hẹp liên tiếp nhau và được ứng dụng hữu hiệu trong phân biệt thảm thực vật. Nghiên cứu trình bày ứng dụng của ảnh viễn thám siêu phổ HICO (Hyperspectral Imager for the Coastal Ocean) trong phân lập loài rừng ngập mặn ven biển bằng phương pháp phân tích quang phổ phân kì (Spectral Information Divergence - SID). Kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh siêu quang phổ HICO có khả năng ứng dụng cao trong phân lập loài rừng ngập mặn ven biển tỉnh Sóc Trăng với độ chính xác toàn cục khoảng 89,2% và Kappa đạt 0,8. Các loài rừng ngập mặn đã phân biệt thông qua phân tích ảnh gồm 3 loài là đước (Rhizophora apiculate) với diện tích khoảng 1.357 ha, mắm đen (Avicennia officinalis) với khoảng 441 ha và khoảng 1.118 ha bần chua (Soneratia caseolaris). Đước là loài rừng ngập mặn có phạm vi phân bố rộng, trong khi bần chua tập trung thành vùng lớn ở huyện Trần Đề và Cù Lao Dung, và mắm đen phân bố chủ yếu ở xã Vĩnh Hải (Vĩnh Châu). Nghiên cứu là cơ sở quan trọng trong xác định thành phân loài rừng, thảm thực vật cho các nghiên cứu và ứng dụng có liên quan.
Tạp chí: Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin” (The 22nd National Conference on Electronics, Communications and Information Technology, viết tắt là REV-ECIT 2019), Hà Nội, 07/12/2019
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên