Mục tiêu của nghiên cứu này là nắm rõ tình hình ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp ở ba huyện Châu Phú, Tịnh Biên và Tri Tôn của tỉnh An Giang, từ đó để ra các đề xuất phù hợp cho phát triển nông nghiệp bền vững của từng vùng. Thông tin được thu thập thông qua khảo sát thực địa và kết hợp với việc đánh giá số liệu báo cáo của các Phòng Nông nghiệp huyện. Kết quả cho thấy mỗi huyện có thế mạnh riêng về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và thời tiết phù hợp với cây trồng đặc trưng riêng và cần được phát huy để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp cho từng vùng. Một số hợp tác xã, nông trại, công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông dân ở địa bàn khảo sát đã và đang áp dụng các tiến bộ mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhằm gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, tuy nhiên, số lượng còn rất ít. Bên cạnh đó, nông dân ở địa phương vẫn còn thói quen sử dụng quá mức lượng phân hóa học, hóa chất nông nghiệp trong canh tác nông nghiệp, quản lý dịch hại và xử lý ra hoa. Các kiến thức về canh tác nông nghiệp sạch, hữu cơ, ủ phân hữu cơ, tận dụng nguồn phụ phế phẩm trong nông nghiệp để tạo ra phân hữu cơ, biện pháp sinh học và tổng hợp trong cải tạo độ phì nhiêu đất và cách tạo ra các chế phẩm vi sinh có nguồn gốc bản địa dưới qui mô nông hộ đang còn bị thiếu hụt. Do đó, cần có sự kết nối với các Trường đại học và Viện nghiên cứu để đưa ra các giải pháp sinh học an toàn và hiệu quả trong việc gia tăng năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe và môi trường sinh thái.
Tạp chí: Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin” (The 22nd National Conference on Electronics, Communications and Information Technology, viết tắt là REV-ECIT 2019), Hà Nội, 07/12/2019
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên