Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ kết hợp bón giảm lượng phân lân (P) đến sự thay đổi của lân hữu dụng trong đất, sinh khối và năng suất lúa trên vùng đất thâm canh lúa ba vụ tại huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trong 02 vụ Đông Xuân 2011-2012 và Đông Xuân 2013-2014. Thí nghiệm được bố trí bao gồm 2 nhân tố, bao gồm: quản lý nước và liều lượng phân P. Ba chế độ quản lý nước gồm: tưới ngập liên tục (NT+5), tưới khi mực nước ruộng giảm -15 cm (NT-15) và tưới khi mực nước giảm -30 cm so với mặt ruộng (NT-30). Bốn liều lượng bón phân P gồm: không bón phân P (P0), bón 20 kg P2O5/ha (P20), bón 40 kg P2O5/ha (P40), bón 60 kg P2O5/ha-mức bón phổ biến của nông dân trong vùng (P60). Mỗi nghiệm thức được thực hiện ba lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy áp dụng biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ có thể giúp tiết kiệm được 9-19% lượng nước tưới so với tưới ngập liên tục. Áp dụng tưới khi mực nước ruộng giảm -15 cm kết hợp bón giảm 1/3 lượng phân P có thể duy trì được hàm lượng P hữu dụng trong đất, sinh khối rơm và năng suất lúa không thay đổi so với phương pháp canh tác truyền thống. Áp dụng tưới ngập-khô xen kẽ kết hợp bón giảm phân P đã giúp giảm chi phí sản xuất và thích ứng với điều kiện thiếu nước tưới trong mùa khô do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong thâm canh lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tạp chí: Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng chương trình đào tạo tại trường Đại học mở TP.Hồ Chí Minh, 26/12/2018
Tạp chí: Hội thảo KH Quốc Gia "Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu", TP. Hồ Chí Minh, ngày 22/9/2018
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên