Cà Mau được chia tách ra từ tỉnh Minh Hải (cũ) ngày 01/01/1997, với hai phần lãnh thổ: Phần đất liền chiếm 5.294,87 km2, xếp thứ 2 và bằng 12,97% diện tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723 ha; Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích 71.000 km2, bao gồm 4 hòn đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc. Với vị trí khá đặc biệt với 3 mặt giáp biển, Cà Mau được xem là trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Vì thế, nếu Cà Mau liên kết các tỉnh tiểu vùng bán đảo Cà Mau và các tỉnh ven biển phát triển kinh tế biển thì đó là tiền đề và nền tảng rất lớn để phát triển Cà Mau và vùng ĐBSCL trong tương lai. Nhân dịp nhìn lại chăng đường lịch sử 20 năm phát triển Cà Mau, tôi muốn đưa ra 3 câu hỏi để chúng ta cùng suy gẫm cách nhìn ra biển để phát triển Cà Mau, ĐBSCL và Quốc gia về kinh tế biển.Đó là:Tại sao phát triển kinh tế biển là cơ hội phát triển Cà Mau, vùng ĐBSCL và cả nước?Tại sao thành tựu sau 20 năm phát triển “Tam ngư: ngư nghiệp-ngư dân-ngư trường” lại là nền tảng phát triển kinh tế biển Cà Mau?Giải pháp gì cần quan tâm để tạo cơ hội Cà Mau và vùng ĐBSCL phát triển kinh tế biển hiệu quả trong tương lai?
Tạp chí: Hội thảo khoa học quốc tế "Ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu Địa lý và quản lý, giám sát tài nguyên môi trường, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, tháng 12/2017
Tạp chí: Hội thảo "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông nước Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình hội nhập và phát triển", tại Trường Đại học Cần Thơ, ngày 28/11/2017
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên