Đồng bằng sông Cửu Long là vùng tạo ra lượng GDP khá lớn về nông nghiệp cho Việt Nam. So với cả nước, sản lượng lương thực của vùng chiếm khoáng 50%, thủy sán chiếm 70%. Tuy nhiên, địa hình thấp so với mực nước biển lại nằm ờ hạ lưu sông Mê Kông, tiếp giáp với biển nên đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu. Việc đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên hiện trạng sử dụng đất, dự báo diện tích bị xâm nhập mặn, cơ cấu mùa vụ, loại cây trồng bị ảnh hưởng như thế nào là điều cần thiết. Vì thế, đề tài sử dụng kịch bản nước biển dâng, kịch bản xâm nhập mặn và công nghệ GIS để đánh giá vùng tổn thương trên hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của các tỉnh vùng ĐBSCL. Kết quả là: có những vùng dễ tổn thương khi biến đổi khí hậu xảy ra và có diện tích tổn thương khác nhau theo các kịch bản biến đổi khí hậu mặn, ngập khác nhau. Kết quả này có thể giúp các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về những ảnh hưởng của biến đối khí hậu trong tương lai. Từ đó đưa ra biện pháp ứng phó cũng như định hướng quy hoạch nhằm bảo vệ diện tích đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và đời sống người dân.
Tạp chí: Hội thảo "Hệ thống thông tin trong kinh tế - WISE15", Phòng B201, trường ĐH Kinh Tế TPHCM, 279 Nguyễn Tri Phương, Q10, Thời gian: ngày 19/12/2015
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên