Nâng cao năng lực cho nông dân và các tổ chức địa phương về bảo tồn tài nguyên cây trồng là mục tiêu của dự án CBDC-FARES, vì vậy dự án đã tổ chức các khóa đào tạo giảng viên (ToT) và giảng viên nông dân (ToFT) để hướng dẫn nông dân trong các hoạt động lai-chọn, sản xuất giống và bảo tồn đa dạng sinh học. Qua một thời huấn luyện nông dân, những chuyên đề “Sản xuất lúa giống”, “Kỹ thuật lai lúa và chọn dòng phân ly” chiếm 42% số giờ dạy và được đánh giá là hữu ích cần được tiếp tục giảng dạy. Việc huấn luyện đã mang lại lợi ích trong công tác sản xuất giống của nông dân, và giảng viên cũng có được nhiều kinh nghiệm, kiến thức (83% giảng viên đồng ý), về kỹ năng huấn luyện, kỹ năng tổ chức, kỹ năng thực hành và mở rộng quan hệ xã hội (chiến tỉ lệ 77%). Về mặt kiến thức của giảng viên thì yếu tố “Chuyên đề yêu thích trong huấn luyện nông dân” có ảnh hưởng đến cải thiện kiến thức của giảng viên. Giảng viên gặp một số khó khăn gây ảnh hưởng đến huấn luyện là khoảng cách xa từ nhà đến nơi tập huấn nông dân. Các chuyên đề được nông dân đề xuất tiếp tục huấn luyện gồm: phục tráng giống, kỹ thuật canh tác thích ứng BĐKH và chọn giống lúa mới. Việc đào tạo nguồn nhân lực cán bộ trong tương lai cần có sự liên kết và hỗ trợ của dự án – cơ quan hợp tác và chính quyền địa phương.
Tạp chí: Hội thảo "Hệ thống thông tin trong kinh tế - WISE15", Phòng B201, trường ĐH Kinh Tế TPHCM, 279 Nguyễn Tri Phương, Q10, Thời gian: ngày 19/12/2015
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên