So với các vùng miền khác, Nambộ là vùng đất mới của Tổ quốc được hình thành cách đây hơn ba trăm năm. Qua bao thăng trầm lịch sử, Nambộ đã ngày càng phát triển và tươi đẹp... Điều kiện tự nhiên trù phú và cuộc sống nhiều thuận lợi đã tạo nên tính cách riêng của con người Nambộ: vừa “hai lúa”, chân chất, vừa ngọt ngào, duyên dáng, lại phóng túng, “chịu chơi”. Điều đó đã được các nhà văn tái hiện trong tác phẩm văn chương. Cái tên Phi Vân của những năm 1940 dường như bị lãng quên trong một thời gian dài. Người ta không nhớ nhiều đến ông, người“được coi là một trong số không nhiều nhà văn của đồng quê Nam bộ” [5, 615], một tác giả, dù có số lượng sáng tác khá là ít ỏi, nhưng qua những tác phẩm của mình, đã gặt hái được thành công khi khai thác được phần nào khía cạnh phong tục, đời thường của nông thôn Nam bộ. Xét về mặt nghệ thuật thì cách sử dụng phương ngữ trong sáng tác của Phi Vân có những nét riêng đáng chú ý. Có người không thừa nhận, chưa đề cao khi Phi Vân sử dụng lối văn chân chất, ngôn từ đơn giản, thiếu chăm sóc, nhiều phương ngữ. Cách nhìn trên thiết nghĩ còn quá khắt khe. Cách sử dụng ngôn ngữ nói chung và phương ngữ nói riêng trong tác phẩm của Phi Vân thật ra có những thành công đáng ghi nhận và nhất là đã góp phần thể hiện bản sắc văn hóa Nambộ.
Tạp chí: Hội thảo "Hệ thống thông tin trong kinh tế - WISE15", Phòng B201, trường ĐH Kinh Tế TPHCM, 279 Nguyễn Tri Phương, Q10, Thời gian: ngày 19/12/2015
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên