Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đa dạng về thành phần loài lan rừng ở đảo Lại Sơn và đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang, làm cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên lan rừng ở hai đảo này có hiệu quả hơn. Các phương pháp được sử dụng bao gồm phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của cộng đồng; điều tra thực địa; so sánh hình thái để phân loại, kết hợp với tra cứu các tài liệu chuyên ngành về họ Lan (Orchidaceae). Kết quả nghiên cứu đã xác định được 31 loài thuộc 18 chi của họ Lan, trong đó, đảo Lại Sơn có 22 loài thuộc 15 chi và đảo Nam Du có 18 loài thuộc 12 chi. Dạng sống của các loài lan rừng khá đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là phong lan chiếm 64,52% tổng số loài. Tất cả các loài đều phân bố trong sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá, chỉ có 12 loài được người dân địa phương gây trồng trong sinh cảnh vườn nhà. Có 30 loài đã xác định được yếu tố địa lý, phần lớn chúng có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới châu Á. Giá trị sử dụng của các lan rừng cũng đã được xác định với 22 loài được sử dụng làm cảnh, trong số đó có 4 loài làm thuốc. Tất cả các loài lan rừng thu được đều nằm trong nhóm IIA của Nghị định 84/2021/NĐ-CP, chỉ có một loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) ở mức nguy cấp (EN).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên