Lan Cẩm Cù (Hoya kerrii) được nhiều người ưa chuộng vì sự phong phú về hình dạng lá, màu sắc và hương thơm của hoa. Để gia tăng sự đa dạng, phong phú cho lan Cẩm Cù, mẫu lá được cấy vào môi trường MS bổ sung 2,4-D và α-naphthylacetic acid (NAA) (nồng độ 4-7 mg/l) nhằm khảo sát khả năng cảm ứng tạo mô sẹo và phát sinh biến dị. Tỷ lệ tạo sẹo (100%) sau 15 ngày nuôi cấy ở tất cả các nghiệm thức (NT) có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng, trong khi NT đối chứng không cho thấy sự hình thành mô sẹo. Kết quả nhân nhanh mô sẹo cho thấy, mẫu lá ở NT 5 mg/l 2,4-D cho kích thước mô sẹo lớn nhất (2,98 cm). Các mô sẹo 45 ngày tuổi được chuyển sang môi trường tái sinh MS + 1 mg/l IBA + 3,5 mg/l BAP, thời điểm chồi xuất hiện đối với mẫu mô sẹo xử lý bằng NAA là 95 ngày sau khi cấy chuyển với tỷ lệ tái sinh cao nhất (66,67%) và sớm hơn so với mô sẹo xử lý 2,4-D (225 ngày, tỷ lệ tái sinh 50%). Kết quả phân tích sự khác biệt di truyền bằng chỉ thị RAPD ghi nhận tổng số băng DNA là 330, kích thước phân tử dao động 170-2700 bp. Chỉ số PIC trong phạm vi 0,23-0,40. Mẫu xử lý với 5 mg/l NAA có hệ số tương đồng thấp nhất 0,455; các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính cuống lá, chiều dày mô bì, diện tích bó mạch, số lượng bó gỗ ghi nhận được ở mẫu xử lý với 5 mg/l NAA vượt trội hơn so với đối chứng
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên