Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống, và năng suất của ương giống ba khía. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với các độ mặn lần lượt là 15‰, 20‰, 25‰ và 30‰. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, bể ương ba khía có thể tích 1 m3 , mật độ 1.000 con/m3 . Ba khía giống có chiều rộng mai ban đầu là 1,03 mm và khối lượng 0,004 g/con, thức ăn là artemia sinh khối. Sau 30 ngày ương cho thấy tăng trưởng của ba khía ở nghiệm thức độ mặn 20‰ cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức 30‰, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống và năng suất của ba khía ở độ mặn 20‰ lớn nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức độ mặn 15‰, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy ương giống ba khía ở độ mặn từ 20‰ đến 25‰ cho kết quả tốt nhất.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên