Colletotrichum gloeosporioides là tác nhân gây bệnh thán thư trên xoài sau thu hoạch, làm ảnh hưởng năng suất và chất lượng trái. Nhiều biện pháp phòng bệnh được áp dụng, trong đó, sử dụng tinh dầu là biện pháp tiềm năng với hiệu quả và độ an toàn cao. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của tinh dầu sả chanh, lá quế và hỗn hợp tinh dầu sả chanh/lá quế trong việc hạn chế bệnh thán thư và chất lượng trái xoài cát Chu sau thu hoạch. Tinh dầu sả chanh (2 µL/mL), lá quế (0,4 µL/mL) và hỗn hợp tinh dầu sả chanh/lá quế ở các nồng độ (0,4/0,2; 0,8/0,05; 1,2/0,025 µL/mL) được dùng trong nghiên cứu. Ở công thức xử lý bằng tinh dầu sả chanh (2 µL/mL), lá quế (0,4 µL/mL) có tỷ lệ bệnh tương ứng là 60 và 53,3% so với công thức không xử lý (66,7%) và xử lý huyền phù nấm C. gloeosporioides nhưng không phun tinh dầu (93,3%). Khi được xử lý bằng hỗn hợp tinh dầu sả chanh/lá quế (theo tỷ lệ: 0,4/0,2; 0,8/0,05 và 1,2/0,025 µL/mL), có tỷ bệnh lần lượt là 63,3, 56,7 và 46,7%. Hiệu quả phòng trừ bệnh thán thư của tinh dầu đơn lẻ và hỗn hợp tinh dầu sả chanh/lá quế tương đương với nghiệm thức sử dụng thuốc Antracol 70 WP (50%). Ngoài khả năng ức chế bệnh thán thư, hỗn hợp tinh dầu nêu trên còn có khả năng giữ được độ cứng trái tốt hơn so với công thức không xử lý và xử lý bằng từng loại tinh dầu đơn lẻ nhưng không ảnh hưởng đến pH, TSS, TA, vitamin C, chất lượng màu sắc vỏ, thịt trái cũng như độ hao hụt khối lượng.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên