Tình hình biến đổi khí hậu mặn xâm nhập vào vùng trồng lúa ven biển các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long trong đó có huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Giai đoạn tăng trưởng đến thu hoạch được ghi nhận là giai đoạn mẫn cảm nhất với mặn. Chính vì vậy nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu chọn được giống lúa mùa có khả năng chịu mặn giai đoạn tăng trưởng đến thu hoạch ≥ 4‰. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ với 3 lần lặp lại. Lô chính là độ mặn gồm 3 nồng độ 0‰, 4‰ và 6‰. Lô phụ là giống lúa gồm 5 giống lúa Một Bụi Lùn, Cam Mẵn, Đốc Phụng, Pokkali (chuẩn kháng), IR28 (chuẩn nhiễm). Ghi nhận các chỉ tiêu nông học thành phần năng suất và năng suất của nghiệm thức đối chứng không xử lý mặn và hai nghiệm thức xử lý mặn. Kết quả ghi nhận cả 3 giống lúa Đốc Phụng, Cam Mẵn và Một Bụi Lùn có khả năng chịu mặn ở nồng độ 4‰ và 6‰ ở giai đoạn tăng trưởng đến thu hoạch cho năng suất không giảm quá 50% so với đối chứng 0‰. Giống Cam Mẵn ở nồng độ 0‰ đạt năng suất là 32,8 gram/bụi, ở nồng độ 4‰ là 24,9 gram/bụi và ở nồng độ 6‰ đạt 20,1 gram/bụi. Giống Đốc Phụng đạt 23,2 gram/bụi ở nồng độ 0‰, ở nồng độ 4‰ là 22,8 gram/bụi và ở nồng độ 6‰ là 20 gram/bụi. Giống Một Bụi Lùn ở nồng độ 0‰ năng suất đạt 17 gram/bụi, ở nồng độ 4‰ là 15,7 gram/bụi và ở nồng độ 6‰ là 13,3 gram/bụi.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên