Nghiên cứu gồm 3 thí nghiệm: (i) ảnh hưởng của nhiệt độ hòa tan (nhiệt độ lạnh (0 – 4oC) và nhiệt độ phòng (27 – 30oC)) đến hàm lượng protein hoà tan và hoạt tính chống oxy hoá (DPPH); (ii) ảnh hưởng của loại nước ép (lựu, cà rốt, dâu tằm) và tỷ lệ collagen thủy phân từ hỗn hợp da vảy cá lóc (1, 2 và 3%) đến chất lượng cảm quan, DPPH và hàm lượng protein hoà tan và (iii) thời gian bảo quản lạnh (0, 1, 2, 3 và 4 tuần) đến chất lượng nước ép giàu collagen đã được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ hòa tan collagen thủy phân vào nước ép thích hợp nhất là nhiệt độ phòng cho hàm lượng protein hòa tan và hoạt tính chống oxy hóa (DPPH) tốt nhất tương ứng lần lượt của nước ép lựu là 29,6 mg/mL và 20,1%; nước ép cà rốt (18,7 mg/mL và 65,5%); nước ép dâu tằm (26,8 mg/mL và 66,7%). Nước ép dâu tằm với tỷ lệ collagen thủy phân 2% có điểm cảm quan, hoạt tính chống oxy hóa (DPPH) và hàm lượng protein hòa tan cao tương ứng lần lượt là 17,9 điểm; 60,1% và 26,5 mg/mL. Nước ép dâu tằm giàu collagen vẫn đảm bảo chất lượng cảm quan, hoạt tính chống oxy hóa, màu sắc và vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian bảo quản 4 tuần ở nhiệt độ lạnh (0 – 4oC).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên