Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía (PNSB) cố định đạm Rhodopseudomonas palustris và mức giảm phân bón đạm thích hợp đến sinh trưởng, năng suất và độ phì nhiêu đất trồng hành tím. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố, trong đó, nhân tố 1 là các mức bón phân đạm (0, 50, 75 và 100% theo khuyến cáo), nhân tố 2 là vi khuẩn PNSB có khả năng cố định đạm (không bổ sung vi khuẩn, dòng vi khuẩn R. palustris VNW64, hỗn hợp bốn dòng vi khuẩn R. palustris TLS06, VNW02, VNW64 và VNS89), với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy chiều cao cây, số tép trên chậu, đường kính tép và chiều cao tép ở nghiệm thức bón 100% N theo khuyến cáo cao hơn nghiệm thức không bón đạm. Bổ sung hỗn hợp bốn dòng vi khuẩn R. palustris đã làm tăng chiều cao cây, số lá trên cây, số tép trên chậu, đường kính tép, chiều cao tép, hàm lượng đạm hữu dụng và năng suất củ hành tím so với không bổ sung vi khuẩn. Kết hợp mức bón 100, 75 hoặc 50% N theo khuyến cáo và bổ sung dòng R. palustris VNW64 hoặc bốn dòng R. palustris TLS06, VNW02, VNW64 và VNS89 đạt năng suất cao hơn so với bón 100% theo khuyến cáo không bổ sung vi khuẩn, 13,2-14,2 hoặc 16,5-19,4 so với 11,2 g/chậu. Bổ sung các dòng vi khuẩn PNSB R. palustris TLS06, VNW02, VNW64 và VNS89 giảm 25-50% phân đạm vô cơ, nhưng vẫn đảm bảo năng suất củ hành tím
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên