Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của phương pháp thích nghi nước uống bị nhiễm mặn lên khối lượng (KL), tăng khối lượng (TKL) và một số chỉ tiêu sinh hoá máu của dê thịt lai. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nghiệm thức (NT): NT1 là nhóm nuôi không thích nghi và NT2 là nhóm nuôi thích nghi, 5 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ của hai NT không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Vì vậy, khả năng TKL của dê không bị ảnh hưởng. Lượng nước uống ở nhóm thích nghi nhiều hơn nhóm không thích nghi. Tuy nhiên, ở ngày 7 lượng nước uống tương tự giữa hai NT (P>0,05). Nồng độ Na+ và Cl- trong máu giai đoạn 1-6 ngày ở NT thích nghi cao hơn so với NT không thích nghi, ngược lại giai đoạn 7-21 ngày thì nồng độ Na+, K+ và Cl- tương đương nhau. Thể tích nước tiểu, GFR, hàm lượng Clcủa nhóm thích nghi cao hơn nhóm không thích nghi; hàm lượng Na+ và Cl- tương đương nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy dê được nuôi thích nghi với nước mặn có khả năng uống nước nhiễm mặn nhiều hơn thông qua tăng tỷ lệ lọc ở cầu thận và tăng bài thải các chất điện giải qua nước tiểu
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên