Nghiên cứu nhằm xác định khả năng kháng khuẩn của 7 loại tinh dầu: tinh dầu tần (Plectranthus amboinicus), quế (Cinnamon zeylanicum), sả (Cymbopogon citratus), hương nhu (Ocimum gratissium), bạc hà (Mentha arvensis), chúc (Citrus hystrix) và rau om (Limnophila aromatica) đối với 8 chủng vi khuẩn: Escherichia coli (ATCC 25922, E. coli 92E, E. coli 82E, E. coli 74E); \textit{S. typhimurium}; \textit{P. aeruginosa}; \textit{S. aureus} và \textit{L. monocytogenes} bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gram dương nhạy cảm với tinh dầu hơn so với vi khuẩn gram âm. Tinh dầu tần và quế có khả năng kháng tốt đối với 8 chủng vi khuẩn thử nghiệm. Đặc biệt, tinh dầu cũng có hoạt tính kháng khuẩn đối với các chủng vi khuẩn \textit{E. coli} đa kháng với thuốc kháng sinh phân lập từ chuỗi chế biến cá Tra nên rất có tiềm năng ứng dụng thực tế. Đồng thời, nghiên cứu cũng xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC (Minimum Inhibitory Concentration) của tinh dầu lên các chủng vi khuẩn. Giá trị MIC của tinh dầu quế dao động từ 512-1024 \textmu g/mL và tinh dầu tần dao động từ 1024-4096 \textmu g/mL đối với các chủng vi khuẩn: E. coli ATCC 25922, S. typhimurium, S. aureus, L. monocytogenes và P. aeruginosa. Nghiên cứu cung cấp một số thông tin hữu ích về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm và cũng cho thấy tiềm năng của tinh dầu tần và tinh dầu quế trong việc ứng dụng làm chất bảo quản thực phẩm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên