Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các số liệu thứ cấp, kết hợp với việc khảo sát 759 hộ nuôi tôm sú (TS) và tôm thẻ chân trắng (TCT) theo 3 hình thức nuôi quảng canh, thâm canh và siêu thâm canh, tại 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang. Thông qua cách tiếp cận phân tích hệ thống thị trường, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những tác động tích cực của các chính sách đến việc hỗ trợ tín dụng cho các hộ nuôi và doanh nghiệp, cải thiện chất lượng sản phẩm theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể, trong số những hộ nuôi có vay vốn để nuôi tôm trong khảo sát này, có đến 89,9% số hộ nuôi vay từ các tổ chức ngân hàng thương mại chính thức, hoặc từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước thông qua các đoàn thể như Hội Nông dân và Hội Phụ nữ. Số hộ nuôi theo các tiêu chuẩn ASC và VietGap trung bình chiếm 13,3% trong tổng số hộ nuôi được khảo sát. Con số này mặc dù chưa cao, nhưng cho thấy dấu hiệu nhận thức nuôi của các hộ nuôi có dấu hiệu hiệu tích cực. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các chính sách cũng đã góp phần thúc đẩy các hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ và đẩy mạnh sản lượng nuôi, xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra được những khó khăn làm hạn chế hiệu quả tác động của các chính sách đến hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị tôm nước lợ ở vùng Tây Nam Bộ.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên