Nghiên cứuđược thực hiện nhằm đánh giá khả năng cung cấp lân của đất đối với hấp thu lân của cây trồng áp dụng phương pháp khuếch tán qua màng (DGT-Deffusive gradient in thin films) và đánh giá tương quan giữa hàm lượng P hấp thụ phân tích bằng phương pháp DGT với lân hữu dụng trong đất và lân hòa tan trong dung dịch đất . Mẫu đất được thu thập trên các ruộng canh tác lúa đã thực hiện bón giảm phân lân trong 7 vụ liên tiếp tại Bạc Liêu và Cần Thơ. Các nghiệm thức của thí nghiệm bao gồm không bón lân, bón 40 kg P2O5/ha và bón 60 kg P2O5/ha. Công cụ DGT có cấu tạo gồm ba lớp gel được đặt trực tiếp lên bề mặt của đất trong vòng 24h để hấp thu P phóng thích ra từ trong dung dịch đất. Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức không bón lân và bón 40 kg P2O5/ha có tốc độ phóng thíchlân nhanh hơn nghiệm thức bón 60 kg P2O5/ha trên cả hai loại đất tại Bạc Liêu và Cần Thơ. Tuy nhiên, không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa tốc độ cung cấp P của đất ở các nghiệm thức không bón lân và bón 40 kg P2O5/ha so với nghiệm thức bón theo liều lượng của nông dân (P > 0,05). Kết quả cũng cho thấy có sự tương quan chặt giữa hàm lượng P phân tích bằng phương pháp DGT với hàm lượng lân hữu dụng trong đất phân tích bằng phương pháp Olsen (r > 0,74 ) và lân hòa tan trong dung dịch đất (r > 0,95 ). Phương pháp DGT có thể thay thế các phương pháp truyền thống như Olsen, Malachite Green để phân tích hàm lượng lân hữu dụng trong đất. Áp dụng phương pháp DGT có thể đánh giá chính xác lượng lân phóng thích từ dung dịch đất cho cây trồng hấp thu, qua đó tăng hiệu quả sử dụng phân lân trong canh tác lúa .
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên