Nghiên cứu về tính sẵn lòng dùng gạo đạt chuẩn GAP (Good Agriculture Practice) là rất cần thiết để cung cấp thông tin làm cơ sở ra các quyết định thị trường và định hướng sản xuất cho nông dân trồng lúa. Đề tài được tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 90 hộ dân tại quận Ninh Kiều, quận Ô Môn và thị trấn Phong Điền thành phố Cần Thơ. Kết quả của đề tài được đánh giá thông qua các công cụ phân tích thống kê như: bảng chéo Crosstabs, kiểm định T – Test, thang đo Likert để đánh giá thực trạng hành vi dùng gạo hiện tại và dùng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng dùng gạo đạt chuẩn GAP của người dân thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã (1) mô tả được hành vi tiêu dùng gạo hiện tại, qua đó thấy được người dân chưa thực sự quan tâm đến gạo đang dùng; đa phần họ chỉ chú ý khẩu vị gạo mềm, thơm dẻo và hạt gạo dài; và chọn các cửa hàng hay điểm bán trong chợ để mua gạo vì thuận tiện cũng như dễ sử dụng dịch vụ điện thoại và người bán chở gạo tận nhà. (2) Đề tài cũng nêu lên thái độ của người tiêu dùng về an toàn vệ sịnh thực phẩm nói chung và gạo nói riêng, thông qua mức độ quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm và sẵn lòng đánh đổi thực phẩm không ngon nhưng an toàn; (3) Nghiên cứu cũng nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng dùng gạo đạt chuẩn GAP của người dân thành phố Cần Thơ đó là: đánh đổi thực phẩm không ngon nhưng an toàn, mức thu nhập bình quân trong gia đình, quan tâm bảo vệ môi trường, chú ý vấn đề sức khỏe, yên tâm với gạo đang dùng và người quyết định có trình độ cấp 3 trở lên. Qua đó, tác giả đã đưa một số khuyến nghị cho sự phát triển thị trường gạo đạt chuẩn GAP.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên