Sự tồn tại của giới hạn tín dụng có ý nghĩa đến vấn đề phân bổ nguồn vốn và hành vi tiêu dùng của hộ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề giới hạn tín dụng, đặc biệt là giới hạn tín dụng của các hộ sống ở thành thị vẫn chưa được xem xét nhiều ở trong nước.Mục tiêu của bài viết này là nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Phương pháp tiếp cận trực tiếp được áp dụng để xác định giới hạn tín dụng của hộ và mô hình probit được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức tác động biên của các nhân tố này đến khả năng bị giới hạn tín dụng của hộ. Kết quả phân tích cho thấy giới hạn tín dụng của hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập bình quân, lượng vốn vay và giá trị tài sản thế chấp của hộ. Để giảm khả năng bị giới hạn tín dụng, ngoài việc giảm thông tin bất cân xứng thông qua trình độ học vấn, hộ cần chứng minh mức thu nhập trong quá trình vay vốn.
Credit rationing has an important role in explaining household consumption patterns as well as capital allocation. However, studies on credit rationing of urban households are still rare in Vietnam. This paper aims to examine the factors affecting credit rationing of urban households in Can Tho city, using a direct approach method and a probit model. Results show that household head education levels, income, loan amount, and collateral are factors affecting credit rationing of households in Can Tho city. To reduce probability of being credit-rationed, urban households should reduce the level of information asymmetry through education attainment and provide validated information about household income.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên