Đồng bằng Sông Cửu Long có hơn 740.000 ha đất nhiễm mặn trong đó có tỉnh Bạc Liêu, nơi mà mô hình canh tác nổi tiếng là mô hình lúa ? tôm. Vì vậy, việc chọn giống lúa cao sản ngắn ngày phục vụ cho mô hình này là thật sự cần thiết. 20 giống lúa cao sản, giống chuẩn kháng mặn Đốc Phụng, chuẩn nhiễm mặn IR28 có nguồn gốc từ Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Giống Nông nghiệp Bạc Liêu và giống IR29 của Viện Lúa IRRI (đối chứng chuẩn nhiễm mặn) được xử lý nẩy mầm trong dung dịch nước muối 6? (EC = 9,4 mS/cm) để chọn lọc và 11 giống chọn lọc được bố trí thí nghiệm so sánh năng suất tại ruộng thí nghiệm ngoài đồng tại tỉnh Bạc Liêu. Đặc tính kháng mặn được đánh giá bằng phương pháp điện di DNA với primer RM223 tìm ra mối tương quan băng DNA so với giống chuẩn kháng mặn Đốc Phụng và giống chuẩn nhiễm mặn IR29. Kết quả cho thấy hai giống OM 5629 và giống OM 6677 thích nghi tốt với mô hình lúa - tôm ở Bạc Liêu, năng suất đạt tuần tự từ 4,40 và 4,14 tấn ha-1, hạt gạo thuộc dạng thon dài (dài/rộng >= 3,5), hàm lượng protein cao đạt 9,12 và 10,48%.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên