Hạ lưu sông Mekong (MRB) gồm những lãnh thổ của Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam với tổng diện tích là 795000 km2. Tài nguyên dồi dào nhất của MRB là nước và đa dạng sinh học. Lưu lượng dòng chảy chính của dòng hạ lưu trung bình khoảng 15000 m3/s, đã nuôi nấng những cánh rừng và đầm lầy rộng lớn cho khai thác thủy sản nội vùng với giá trị thương mại ước tính khoảng 2 triệu USD/năm. Tuy nhiên, công trình thủy điện của các quốc gia ở thượng nguồn đe dọa nghiêm trọng đến sinh kế của ngư - nông dân sống dọc MRB bởi vì sinh kế của họ phụ thuộc trực tiếp vào việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Do vậy, đề tài "Phân tích sinh kế ngư dân nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vùng hạ lưu sông Mekong" được thực hiện.
Kết quả nghiên cứu thấy rằng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là sinh kế rất có ý nghĩa đối với ngư - nông dân vùng MRB. Tác động sinh kế theo thứ tự ưu tiên là tăng thu nhập, tăng sự thõa mãn, cải thiện an ninh lương thực, kiến thức, kỹ năng tốt hơn, giảm tổn thương và sử dụng bền vững hơn nữa nguồn tài nguyên. Những yếu tố vĩ mô của ngữ cảnh tổn thương, vốn tự nhiên và con người hiện tại có tác động tiêu cực đến sinh kế của nông dân đặc biệt là ngư dân. Do vậy, ngư dân ở các điểm nghiên cứu sẵn sàng thay đổi sinh kế khi có cơ hội sinh kế tốt hơn. Trong khi, những yếu tố vi mô của ngữ cảnh tổn thương, vốn xã hội, vật lý và tài chính hiện tại rất tốt và sẽ thúc đẩy cải thiện sinh kế của nông - ngư dân vùng MRB trong tương lai.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên