Hành vi gây ảnh hưởng để trục lợi được quy định tại điều 18 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Chống tham nhũng năm 2003, yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét tội phạm Hóa hai nhóm hành vi, một là nhóm gây ảnh hưởng chủ động (người đưa) và nhóm còn lại là nhóm gây ảnh hưởng bị động (người nhận). Quy định này đã được nội lực hóa trong bộ luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, quy định của luật hình sự Việt Nam hiện hành chỉ xử lý trách nhiệm hình sự đối với nhóm người gây ảnh hưởng bị động mà chưa xử lý nhóm người gây ảnh hưởng chủ động. Bài báo này phân tích quy định về nhóm hành vi gây ảnh hưởng để trục lợi trong công ước, trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt. Để kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.
Trích dẫn: Nguyễn Văn Tròn và Nguyễn Chí Hiếu, 2019. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2C): 78-85.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên