Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
(2023) Trang: 42-54
Tạp chí: Chính sách và thực trạng kinh tế nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, 22/5/2023

Là nền tảng trong cấu trúc sinh kế của hộ gia đình nông thôn, tình trạng nguồn vốn sinh kế là cơ sở để hộ gia đình nắm bắt cơ hội, áp dụng các chiến lược sinh kế, chống lại rủi ro, cú sốc ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế và quyết định tham gia các loại hình sinh kế bền vững hơn. Định lượng nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình để xác định các xu hướng phát triển trong tương lai là cần thiết nhằm dự đoán tính dễ bị tổn thương và chiến lược của hộ gia đình, cũng như hiểu được hoàn cảnh sống hiện tại của hộ gia đình, đặc biệt các khu vực chịu tác động bởi các cú sốc do biến đổi khí hậu. Dựa trên khung sinh kế bền vững của DFID và Bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2018, nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu vốn sinh kế của 344 hộ gia đình nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và thiết lập hệ thống đánh giá chỉ số vốn sinh kế của hộ gia đình bằng phương pháp trọng số entropy. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn ở khu vực nghiên cứu tương đối thấp và kém bền vững, do đó cần sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn để cải thiện nguồn vốn sinh kế cho hộ dân trong vùng. Mặc dù không tìm thấy sự khác biệt trong tổng nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn giữa các vùng có độ mặn khác nhau, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự khác biệt về vốn tự nhiên và vốn xã hội giữa các nhóm hộ đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy xâm nhập mặn có tác động tiêu cực đáng kể đến khả năng tiếp cận vốn tự nhiên của hộ gia đình nông thôn. Tuy nhiên, các hộ dân bị tác động của xâm nhập mặn ở mức trung bình và cao đã xây dựng mối quan hệ cộng đồng tốt hơn bên cạnh sự hỗ trợ trong thông tin của chính quyền địa phương. Điều này có giá trị hữu ích trong việc xây dựng chính sách để tăng cường vốn sinh kế phù hợp cho từng vùng, từng giai đoạn bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.

Các bài báo khác
(2023) Trang: 169-176
Tạp chí: 17th NEU-KKU International Conference in Socio-economic and Environmental Issues in Development, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 26/6/2023
(2023) Trang: 1476-1490
Tạp chí: 17th NEU-KKU International Conference in Socio-economic and Environmental Issues in Development, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 26/6/2023
(2024) Trang: 1719-1731
Tạp chí: 19th International Conference in Socio-Economic and Environmental Issues in Development 2024, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 11/6/2024
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...