Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp cơ sở khoa học cho việc định hướng chuyển đổi cây trồng tại huyện Kon Plông, tỉnh Kom Tum. Phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1976) được áp dụng trong nghiên cứu thông qua kế thừa dữ liệu từ các cơ quan tại tỉnh Kon Tum, khai thác dữ liệu từ các nghiên cứu khác, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia. Kết quả nghiên cứu đã xác định được diện tích thích hợp cho phát triển nhóm cây lương thực, nhóm cây ăn quả, nhóm rau xứ lạnh và nhóm cây dược liệu lần lượt là 1.396 ha, 3.388,9 ha, 4.170,2 ha và 2.699,8 ha. Qua đó, nghiên cứu đã đề xuất: (1) Giữ ổn định diện tích cây lương thực theo định hướng của huyện; (2) Trồng xen cây dược liệu, rau xứ lạnh; (3) Từng bước hình thành vùng chuyên canh rau xứ lạnh và cây ăn quả; (4) Nghiên cứu phát triển cây lâm nghiệp trên diện tích không phù hợp cho cây trồng nông nghiệp.
Trích dẫn: Phan Hoàng Vũ, Phạm Thanh Vũ, Trần Cẩm Tú và Võ Quang Minh, 2017. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và chuỗi Markov trong đánh giá biến động và dự báo nhu cầu sử dụng đất đai. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Công nghệ thông tin: 119-124.
Phan Hoàng Vũ, Phạm Thanh Vũ, Văn Phạm Đăng Trí, 2016. Phân vùng rủi ro trong sản xuất nông nghiệp dưới tác động của xâm nhập mặn ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 70-80
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên