Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội đến một số mô hình canh tác nông nghiệp chính tại vùng ven biển Tứ Giác Long Xuyên. Huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang là khu vực điển hình với đa dạng mô hình canh tác được chọn làm đại diện cho nghiên cứu. Phương pháp KIP được thực hiện với 16 chuyên gia nông nghiệp và 120 nông hộ được phỏng vấn bằng phiếu hỏi bán cấu trúc. Kết quả cho thấy, sản xuất nông nghiệp đang tồn tại nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là khu vực giáp giữa ranh khu vực nước mặn và nước ngọt. Xâm nhập mặn, mưa trái mùa và sự gia tăng độc chất phèn đều tác động bất lợi đến tất cả mô hình canh tác. Mặt khác, giá nông sản trên thị trường biến động liên tục, theo xu hướng giảm nên hiệu quả tài chính của nông hộ chưa ổn định.
Trích dẫn: Phan Hoàng Vũ, Phạm Thanh Vũ, Trần Cẩm Tú và Võ Quang Minh, 2017. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và chuỗi Markov trong đánh giá biến động và dự báo nhu cầu sử dụng đất đai. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Công nghệ thông tin: 119-124.
Phan Hoàng Vũ, Phạm Thanh Vũ, Văn Phạm Đăng Trí, 2016. Phân vùng rủi ro trong sản xuất nông nghiệp dưới tác động của xâm nhập mặn ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 70-80
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên