Nghiên cứu đánh giá biến động diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng bằng dữ liệu ảnh vệ tinh được cung cấp bởi Cơ quan Thăm dò Hàng không Vũ trụ Nhật Bản. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ thay đổi kiểu sử dụng đất tại hai khu vực trên địa bàn huyện. Khu vực nước ngọt, phía Bắc của huyện ít biến động với mô hình canh tác chính là lúa và hoa màu. Các mô hình này chủ yếu chuyển đổi sang đất xây dựng và các loại cây trồng khác. Trên nền sinh thái nước mặn, lợ, mô hình luân canh lúa-tôm chuyển diện tích lớn sang nuôi tôm dưới hình thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Thông qua phương pháp phỏng vấn nông hộ, nghiên cứu chỉ ra được: xâm nhập mặn, lượng mưa, giá vật tư, giá thành lao động, sự tiêu hao vật tư, giá nông sản, đầu ra thị trường, thiếu lao động và dịch bệnh Covid-19 đã có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất và việc thay đổi sử dụng đất của nông hộ.
Trích dẫn: Phan Hoàng Vũ, Phạm Thanh Vũ, Trần Cẩm Tú và Võ Quang Minh, 2017. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và chuỗi Markov trong đánh giá biến động và dự báo nhu cầu sử dụng đất đai. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Công nghệ thông tin: 119-124.
Phan Hoàng Vũ, Phạm Thanh Vũ, Văn Phạm Đăng Trí, 2016. Phân vùng rủi ro trong sản xuất nông nghiệp dưới tác động của xâm nhập mặn ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 70-80
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên