Đánh giá chất lượng nước mặt và hiệu quả mô hình canh tác lúa nếp ba vụ được thực hiện trong vùng đê bao khép kín Bắc Vàm Nao (BVN), tỉnh An Giang. Các chỉ tiêu chất lượng nước mặt được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), gồm: pH, Oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), nitrate (NO3–), và phosphorus (PO43–), giai đoạn 2010–2020. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đo tại chỗ với các chỉ tiêu: pH, TDS, EC, và DO tại 20 vị trí trong vụ Thu Đông năm 2020. Hiệu quả mô hình canh tác lúa nếp được đánh giá từ phỏng vấn nông hộ. Kết quả cho thấy, BOD5 và COD trong vùng BVN cao hơn ở mức ý nghĩa 1% so với trên sông chính. Tuy nhiên, ảnh hưởng của mô hình thâm canh lúa nếp ở BVN đến thay đổi chất lượng nước trên sông chính chưa tìm thấy. Chất lượng nước ở đầu mùa vụ Thu Đông tốt hơn ở mức ý nghĩa 1% so với giữa mùa vụ. Thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận; tuy nhiên, lợi nhuận bị ảnh hưởng phần lớn bởi năng suất, giá bán và chi phí đầu tư. Những năm gần đây, năng suất lúa nếp bị giảm, lợi nhuận thấp hơn và ô nhiễm môi trường nước nhiều hơn so với trước đây.
Huỳnh Vương Thu Minh, Nguyễn Hiếu Trung, Hồ Yến Ngân CTU, Đinh Diệp Anh Tuấn, 2015. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠ THẤP CAO ĐỘNƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. MT2015: 129-138
Huỳnh Vương Thu Minh, Lâm Văn Thịnh, Trần Văn Tỷ, Trịnh Trung Trí Đăng, Lê Thị Yến Nhi, Nguyễn Thị Thanh Duyên, 2014. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 48-58
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên