Thông tin chung: Ngày nhận: 07/08/2014 Ngày chấp nhận: 09/06/2015 Title: Environmental effects of three rice production models of Small farmer(s)-Large field, GAP, and Conventional farming in the Mekong Delta Từ khóa: Canh tác lúa, Cánh đồng mẫu lớn, GAP, Truyền thống, Đánh giá vòng đời Keywords: Rice production, Small farmer(s)-Large field, GAP, Conventional farming, Life cycle assessment | ABSTRACT The study aimed at exploring the impacts of rice cultural practices on the global warming, acidification, and eutrophication. The Life cycle assessment method (LCA) was used to assess the environmental impact. Results showed that the Conventional farming model (CF) used a higher rice seeding rate than the Small farmer(s)-Large field (SFLF) and the Global Agricultural Practice (GAP). Amounts of nitrogen, phosphorus and potassium fertilizers used in the three rice production models were fairly consistent with the regular recommendations for rice. High amount of agrochemical products were used in the three rice production models. The rice yields of SFLF and GAP were relatively higher than of CF. The GAP achieved a highest income. The environmental impacts of GAP (1,009.13 g CO2-equivalent, 3.61 g SO2-equivalent, and 25.81 g NO3-equivalent) and SFLF (1,008.56 g CO2-equivalent, 4.45 g SO2- equivalent, and 26.26 g NO3-equivalent) per 1 kg of rice produced were lower than those made by CF. On global warming, the emissions of CH4 from rice soil (75.3 to 77.5%) and nitrogen fertilizer (12.1 to 16.1%) were the main impacts. On acidification, the emission of nitrogen fertilizer caused a main impact (90.6 to 92.5%). On eutrophication, the leaching of nutrients from soil (66.2 to 72.0%) and nitrogen fertilizer (26.2 to 32.4%) were the most important impacts. TÓM TẮT Nghiên cứu “Ảnh hưởng môi trường của ba mô hình canh tác lúa cánh đồng mẫu lớn (CĐML), GAP và truyền thống ở Đồng bằng sông Cửu Long” có mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác lúa đến tác động ấm lên toàn cầu, chua hóa và phú dưỡng hóa. Phương pháp đánh giá vòng đời (LCA) được sử dụng để đánh giá tác động môi trường. Kết quả cho thấy, mô hình truyền thống (TT) sử dụng lượng giống gieo sạ cao hơn mô hình CĐML và GAP. Lượng phân bón được sử dụng trong 3 mô hình là khá phù hợp với khuyến cáo thông thường. Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khá cao. Năng suất lúa của mô hình CĐML và GAP tương đối cao hơn mô hình TT. Mô hình GAP đạt lợi nhuận cao nhất. Tác động môi trường của mô hình GAP (1.009,13 g CO2-tương đương, 3,61 g SO2-tương đương, 25,81 g NO3-tương đương) và CĐML (1.008,56 g CO2-tương đương, 4,45 g SO2-tương đương, 26,26 g NO3-tương đương) trong sản xuất 1 kg gạo thấp hơn mô hình TT. Về ấm lên toàn cầu, tác động do phát thải CH4 từ đất lúa (75,3-77,5%) và phân N (12,1-16,1%) là chủ yếu. Về chua hóa, phát thải của phân N là tác động chủ yếu (90,6-92,5%). Về phú dưỡng hóa, trực di dinh dưỡng từ đất (66,2-72,0%) và phân N (26,2-32,4%) gây tác động quan trọng nhất. |