Currently, concerns about environmental issues are increasing considerably in every agricultural sector. To reduce the environmental impacts, the production of agricultural products should be evaluated for the environmental impacts from the production process. This research was conducted through survey data on the use of fertilizers, pesticides, and gasoline from 150 rice fields of farmers in districts of Chau Thanh (Soc Trang), Cai Lay (Tien Giang), Thoai Son (An Giang), and Phuoc Long (Bac Lieu). Method of life cycle assessment (LCA) was used to assess the environmental impacts and done by the SimaPro software. The results showed that to produce one kilogram of rice the global warming impact was 609.6 gCO2-eq., the acidification impact was 4.7 gSO2-eq., and the eutrophication impact was 47.9 gNO3-eq. The impact of global warming in the production of one kilogram of rice was largely due to CH4 emissions from rice soil (69.04%) and the use of nitrogen fertilizer (26.84%). The use of nitrogen fertilizer caused the most acidified (93.63%) and the land use caused the most eutrophicated (80.30%).
Keywords: LCA, rice, global warming, acidification, eutrophication
Title: Environmental impact assessment of rice production in the Mekong Delta
TóM TắT
Hiện nay, mối quan tâm về vấn đề môi trường đang gia tăng đáng kể trong tất cả các ngành nông nghiệp. Để làm giảm bớt các tác động môi trường, việc sản xuất nông sản cần được đánh giá về tác động môi trường từ quy trình sản xuất. Nghiên cứu này được thực hiện qua số liệu điều tra về việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và xăng dầu của 150 ruộng canh tác lúa 3 vụ của nông dân tại các huyện Châu Thành (Sóc Trăng), Cai Lậy (Tiền Giang), Thoại Sơn (An Giang) và Phước Long (Bạc Liêu). Phương pháp đánh giá vòng đời (LCA) được sử dụng để đánh giá tác động môi trường và được thực hiện bằng phần mềm SimaPro. Kết quả cho thấy, để sản xuất một kg lúa, tác động ấm lên toàn cầu là 609.6 g CO2-tương đương, tác động chua hóa là 4,7 g SO2-tương đương và tác động phú dưỡng hóa là 47,9 g NO3-tương đương. Tác động ấm lên toàn cầu trong sản xuất 1 kg lúa phần lớn là do phát thải khí CH4 từ đất lúa (69,04%) và việc sử dụng phân đạm (26,84%). Việc dụng phân đạm gây chua hóa nhiều nhất (93,63%) và việc sử dụng đất gây phú dưỡng hóa nhiều nhất (80,30%).
Từ khóa: LCA, lúa, ấm lên toàn cầu, chua hóa, phú dưỡng hóa
Lê Thanh Phong, Lê Đặng Ngọc Ẩn, 2014. KHẢO SÁT TÍNH BỀN VỮNG SINH THÁI CỦA CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 33: 1-11
Lê Thanh Phong, Phạm Thành Lợi, 2014. Đánh giá tác động môi trường trong canh tác bưởi (Citrus maxima Merr.) và xoài (Mangifera indica L.) Ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 31: 39-50
Lê Thanh Phong, Châu Hoàng Hải, 2014. Khảo sát sự đa dạng sinh học thực vật của các hệ thống canh tác và rừng tràm tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 31: 51-63
Lê Thanh Phong, Trần Hồng Thúy, 2015. Phân tích các khó khăn và quan tâm của nông dân thực hiện các mô hình canh tác tại huyện Hồng Dân và Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 55-64
Lê Thanh Phong, Hà Minh Tâm, 2015. Ảnh hưởng môi trường của ba mô hình canh tác lúa cánh đồng mẫu lớn, GAP và truyền thống ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 38: 64-75
Phong, L.T., Thien, D.V.H., Ngan, N.V.C., Tinh, T.T. and Dung, L.V., 2019. Factors affecting technology transfer in the Mekong Delta. Can Tho University Journal of Science. 11(3): x-x.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên