AHP and GIS application in classifying households? economics and rice farmers? profile management in the low carbon rice production in An Giang province
Từ khóa:
AHP, GIS, kinh tế hộ
Keywords:
AHP, GIS, households? economics
ABSTRACT
Analytical Hierarchy Process (AHP) and Geographic Information Sytem (GIS) are two useful tools used in studies related to education, land use planning, natural resources management and agriculture. This paper presents the using AHP and GIS tools in classifying household?s economics and farmers? profile management in the low carbon rice production in An Giang province. Study results show that there are seven key factors impacting on rice famers? economics with the weights respectively: rice yield (0.336), fertilizer costs (0.209), pesticide costs (0.157), rice? selling price (0.115), rented labours (0.081), family labours (0.055) and seed costs (0.046). In which, rice yield and rice? selling price are positive impacted factors on households? economics. Different impact levels of factors on households? economics are presented using GIS sofwares and therefore, households? attribute data are stored and managed in the structure of GIS that allows querying and analyzing data with various purposes. AHP reveals current limitation of factors at specific households. Based on this, desirable solutions have been developed to improve the household?s economic capacity in the future. AHP and GIS are useful tools to group and manage households? economic information with respect to local conditions.
TóM TắT
Tiến trình phân tích thứ bậc (AHP) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như giáo dục, qui hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên và nông nghiệp. Bài viết này phân tích ứng dụng của AHP và GIS trong việc phân loại kinh tế hộ và quản lý thông tin nông hộ tham gia canh tác lúa giảm khí phát thải ở tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu đã xác định 7 yếu tố quan trọng đóng góp đến kinh tế hộ nông dân canh tác lúa theo thứ tự trọng số như sau: năng suất lúa (0.336), chi phí phân bón (0.209), chi phí thuốc BVTV (0.157), giá lúa bán (0.115), lao động thuê (0.081), lao động gia đình (0.055) và chi phí giống (0.046). Trong đó, năng suất và giá bán là yếu tố tác động dương với tiềm năng kinh tế hộ. Các mức độ tác động khác nhau của mỗi yếu tố lên kinh tế hộ được trình bày sinh động bằng công cụ GIS. Hơn nữa, số liệu thuộc tính của nông hộ được lưu trữ và quản lý trong nền GIS, điều này cho phép sự truy xuất và phân tích số liệu với nhiều mục đích khác nhau. Công cụ AHP chỉ ra những giới hạn của các yếu tố đóng góp đến kinh tế hộ, từ đó các giải pháp được đề xuất để nâng cấp chỉ số tiềm năng kinh tế hộ trong tương lai. AHP và GIS là hai công cụ hiệu quả trong phân nhóm kinh tế hộ và quản lý thông tin nông hộ phục vụ cho các nghiên cứu với sự tôn trọng các điều kiện và bối cảnh thực tế tại địa phương.
Nguyễn Hồng Tín, Võ Thị Thanh Lộc, Võ Thành Danh, Nguyễn Quang Tuyến, Võ Kim THoa, 2015. Đánh giá thực trạng năng lực cán bộ, công chức thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 38: 130-142
Tin, N. H., Phuong, T. L., Nhan, D. K., Si, L. T., Bosma, R., 2017. Sustainability and livelihood opportunities for mangrove-shrimp farmers in the coastal areas of SocTrang province. Can Tho University Journal of Science. Vol 5: 18-29.
Nguyễn Hồng Tín, Tô Lan Phương, Chưng Cẩm Tú, Châu Mỹ Duyên, 2015. Đánh giá thực trạng đặc điểm và vai trò của phụ nữ nông thôn trong sản xuất nông nghiệp vùng thâm canh lúa tỉnh An. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 41: 25-34
Nguyễn Hồng Tín, Võ Thị Thanh Lộc, Võ Thành Danh, Nguyễn Quang Tuyến, Châu Mỹ Duyên, Võ Kim THoa, 2015. Đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 36: 52-63
Nguyễn Hồng Tín, Võ Thị Thanh Lộc, Võ Thành Danh, Nguyễn Quang Tuyến, Võ Kim THoa, 2015. Nghiên cứu và xây dựng khung năng lực cán bộ, công chức Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 36: 74-83
Nguyễn Hồng Tín, Nguyễn Văn Sánh, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Thị Cẩm Hương, Châu Mỹ Duyên, 2015. Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất lúa 1 phải 5 giảm của hai nhóm hộ trong và ngoài hợp tác xã ở Kiên Giang và An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 76-85
Tin, N.H., Hue, B.T.B., Thuy, T.L.K., Phuong, T.L., Duyen, C.M., Thinh, H.C. and Phuc, H.N., 2016. Biodiesel production and use for agricultural production in the mekong delta: current status and potential. Can Tho University Journal of Science. Special issue: Renewable Energy: 80-91.
Trích dẫn: Nguyễn Hồng Tín, 2016. Cải thiện chuỗi giá trị nếp phú tân thông qua sử dụng công cụ một phải năm giảm-1P5G. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46d: 94-106.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên