Effects of harvest time on the yield, morphological characteristics and the anthocyanin content of the Japanese purple sweet potato storage roots (Ipomoeabatatas (L.) Lam.)
Từ khóa:
Ipomoeabatatas (L.) Lam., khoai lang tím Nhật, năng suất củ, đặc tính củ, thời gian thu hoạch, hoạt tính chống oxy hóa
Keywords:
Ipomoeabatatas (L.) Lam., Japanese purple sweet potato, tuber yield, harvest time, tuber morphological characteristics, antioxidant activity
ABSTRACT
The study was performed on surveys the effect of harvest times on tuber morphological characteristics, tuber yield, anthocyanin content and DPPH scavenging activity of purple sweet potato tubers (Japanese cultivar) was evaluated. The studied site located in Thanh Loi, Binh Tan, Vinh Long and experiment was conducted from September 2014 to March 2015. The harvest times for quality evaluation were from 120 to 176 days after transplanting with 7- day intervals. Results showed that the yield was over 20 tons/ha at 127-day period, and the highest yield was observed at 148-day period with 32.6 tons/ha. The diameter and hardness of tubers increased over the harvest time. The soluble solid contents were fluctuated from 29.3 to 31.8%. The highest anthocyanin contents in tubers were found at 127 days and 141 days after transplanting (>100 mg CGE/100 g dry sample). Anti-oxidant effects of the tuber root extracts reached over 70% at four harvest times from 120 to 141 days after transplanting.
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát sự thay đổi đặc tính củ, năng suất, hàm lượng anthocyanin và đánh giá khả năng loại bỏ gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picryhydrazyl (DPPH) của anthocyanin ly trích được trong thịt củ khoai lang tím Nhật theo thời gian thu hoạch. Thí nghiệm được bố trí tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 9/2014 đến tháng 3/2015. Thời điểm đánh giá chất lượng củ theo thời gian thu hoạch từ 120 ngày đến 176 ngày sau khi trồng, cách khoảng 7 ngày sẽ thu hoạch một lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất củ tại thời điểm 127 NSKT đạt được trên 20 tấn/ha, cao nhất ở thời điểm 148 NSKT, đạt 32,6 tấn/ha. Đường kính và độ cứng củ gia tăng theo thời gian thu hoạch, hàm lượng chất khô dao động trong khoảng 29,3 – 31,8%. Hàm lượng anthocyanin ly trích trong thịt củ đạt cao nhất vào thời điểm 127 và 141 NSKT (trên 100 mg CGE/100 g khô). Khả năng loại bỏ gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picryhydrazyl (DPPH) của thịt củ khoai lang tím Nhật thu hoạch ở các thời điểm từ 120 đến 141 ngày sau khi trồng đạt trên 70% trong điều kiện thí nghiệm.
Trích dẫn: Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa, Phạm Phước Nhẫn, Đỗ Tấn Khang và Lê Thị Tuyết Ngân, 2016. Khảo sát ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến đặc tính củ, năng suất và hàm lượng anthocyanin trong thịt củ khoai lang tím nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46b: 61-69.
Trích dẫn: Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa, Phạm Phước Nhẫn, Lê Thị Hoàng Yến, Vương Ngọc Đăng Khoa, Phan Hữu Nghĩa, Đỗ Hữu Thông và Phạm Thị Hoàng Ái, 2016. Ảnh hưởng của việc bổ sung silic và calcium qua lá đến năng suất và chất lượng củ khoai lang tím Nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 4): 109-118.
Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa, Nguyễn Hoàng Sơn, Lâm Danh Lê Quyền, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN XỬ LÝ VÀ BAO GÓI ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ THỜI GIAN TỒN TRỮ TRÁI BÒN BON (LANSIUM DOMESTICUM CORR.) SAU THU HOẠCH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 16-27
Trích dẫn: Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa và Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2018. Ảnh hưởng của việc xử lí đường sucrose, GA3 và một số hóa chất đến chất lượng và thời gian cắm bình hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) cắt cành. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Nông nghiệp): 173-181.
Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa, 2010. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DƯỠNG CHẤT ĐA-VI LƯỢNG VÀ SỐ LẦN XỬ LÝ TRƯỚC THU HOẠCH LÊN PHẨM CHẤT VÀ THÀNH PHẦN VÁCH TẾ BÀO TRÁI QUÝT HỒNG (CITRUS RETICULATA BLANCO). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16a: 188-198
Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa, 2009. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DƯỠNG CHẤT ĐA VI LƯỢNG VÀ SỐ LẦN PHUN TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN TRỌNG LƯỢNG VÀ PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT HỒNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 200-209
Trích dẫn: Phạm Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Kiều Mi, Bùi Thiện Quang và Lê Văn Hòa, 2020. Ảnh hưởng của NAA và BA phun qua lá đến sinh trưởng và chất lượng hoa hồng Tường vi (Rosa sp.) trồng chậu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(2B): 94-99.
Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa, Lê Phước Thạnh, Huỳnh Thị Tuyền, 2015. Ảnh hưởng của bao trái trước thu hoạch đến trọng lượng và chất lượng trái bòn bon (Lansium domesticum Corr.) khi thu hoạch tại Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 99-110
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên