Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá những ảnh hưởng của việc thay thế một phần xi măng bằng phế thải tro bay từ nhà máy nhiệt điện đốt than đến các đặc tính kỹ thuật của vật liệu bê tông bọt siêu nhẹ bao gồm: cường độ chịu nén, khối lượng thể tích khô, độ hút nước và khả năng hấp thụ nhiệt. Trong nghiên cứu này, bốn cấp phối bê tông bọt siêu nhẹ được thiết kế với các tỷ lệ thay thế xi măng bằng tro bay là 0%, 10%, 20% và 30% với khối lượng thể tích khô mong muốn theo thiết kế là 600 kg/m3. Bên cạnh đó, mô phỏng sự phân bố nhiệt trong bức tường xây bằng gạch thông thường và tường bằng bê tông bọt siêu nhẹ cũng được thực hiện bằng phần mềm Ansys APDL nhằm để đánh giá hiệu quả cách nhiệt của bê tông bọt siêu nhẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thay thế xi măng bằng tro bay ở mức 20% làm hợp lý. Với tỷ lệ này, mẫu bê tông bọt siêu nhẹ đạt cường độ chịu nén là 1,917 MPa, độ hút nước là 36,4%, khối lượng thể tích khô là 622 kg/m3 và hệ số hấp thụ nhiệt là 0,148 W/mK sau 28 ngày bảo dưỡng. Kết quả mô phỏng sự phân bố nhiệt cũng cho thấy hiệu quả cách nhiệt đáng kể của vật liệu bê tông bọt siêu nhẹ so với gạch thông thường.
Phuoc, H.T., 2017. Engineering properties of unfired building bricks incorporating various industrial wastes. Can Tho University Journal of Science. Vol 6: 69-73.
Tạp chí: Hội thảo Câu lạc bộ Khoa học và Công nghệ các Trường Đại học Kỹ thuật lần thứ 57: Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay, Tháng 5, Năm 2021, Hà Nội, Việt Nam
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên