Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng áp dụng tấm Jmat làm giá thể vi sinh (biocarrier) trong hệ thống lọc sinh học ngập nước hiếu khí xử lý nước thải sinh hoạt. Ba mô hình thí nghiệm được thiết kế chiều cao lớp giá thể 0,9 m và ngập hoàn toàn trong nước thải. Các cột lọc được nạp nước thải bằng bơm nhu động với 2 tải nạp lần lượt là 2 m3/m2.ngày và 4 m3/m2.ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý thấp và đạt QCVN 14:2008/BTNMT. Tấm lọc Jmat được sử dụng làm giá thể trong lọc sinh học ngập nước mang lại hiệu suất loại bỏ chất ô nhiễm cao. Hiệu suất xử lý SS là: 95,8%, COD: 92,5%, BOD5: 93,5%, TKN: 94,0%. Nồng độ NO3- đầu ra của mô hình cao hơn đầu vào, cho thấy quá trình nitrate hóa diễn ra tốt. Khi tăng gấp đôi tải nạp thì hiệu suất loại bỏ các chất giảm nhưng các chỉ tiêu SS, PO43-, COD, BOD5, TKN vẫn đạt QCVN 14-MT:2008/BTNMT (loại A). Dựa trên kết quả nghiên cứu này, tấm Jmat có thể sử dụng làm giá thể vi sinh trong hệ thống lọc sinh học để xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
Lavane, K., 2017. Phosphate solubilizing microorganisms isolated from manoa soil in Oahu, Hawai’i. Can Tho University Journal of Science. Vol 5: 80-86.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên