Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của độ mặn lên hiệu suất xử lý nước thải chế biến thuỷ sản bằng quá trình xử lý sinh học hiếu khí dạng sinh trưởng lơ lửng. Mô hình thí nghiệm có thể tích làm việc là 7 L và được vận hành liên tục với lưu lượng nạp nước 42 L/ngày, tương ứng với thời gian lưu nước 4 giờ. Độ mặn trong nước thải được tạo ra bằng cách thêm NaCl với nồng độ lần lượt là 0, 5, 10, 20, 30 g/L. Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu suất xử lý TSS, COD, BOD5, TN của hệ thống gần như không bị ảnh hưởng khi NaCl thêm vào thấp hơn 10 g/L. Nồng độ trung bình của TSS, COD, BOD5, TN trong nước thải sau xử lý lần lượt là 17,3-22,6 mg/L, 37,9-49,8 mg/L, 19,5-21,3 mg/L, và 11,0-17,7 mg/L, đều đạt qui chuẩn xả thải loại A theo QCVN 11:2015/BTNMT. Hiệu suất loại bỏ BOD5 và TSS có dấu hiệu giảm khi nước thải chứa 10 g/L NaCl. Khi tăng nồng độ NaCl lên 30g/L trong nước thải đầu vào, hiệu suất xử lý trung bình của hệ thống giảm xuống chỉ còn 66,2% đối với TSS và 58,7% đối với TN. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quá trình bùn hoạt tính có thể không hiệu quả khi xử lý nước thải có độ mặn cao.
Lavane, K., 2017. Phosphate solubilizing microorganisms isolated from manoa soil in Oahu, Hawai’i. Can Tho University Journal of Science. Vol 5: 80-86.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên