Đa dạng sinh học có thể tạo ra nhiều lợi ích tự nhiên, có thể kể đến như: các dịch vụ sinh thái (góp phần ổn định khí hậu, bảo vệ nguồn nước, lưu trữ và tái chế chất dinh dưỡng,...), tài nguyên sinh vật (thực phẩm, dược liệu, đa dạng gen, loài, đàn giống và các hồ chứa quần thể,...), và lợi ích xã hội (nghiên cứu và giáo dục, giải trí và du lịch,...). Để đóng góp vào đa dạng sinh học cần có sự đóng góp của tất cả các loài động thực vật, lớn và nhỏ, cùng với hệ sinh thái vô cùng đa dạng trên Trái đất. Vì vậy vai trò của sinh vật là vô cùng lớn. Tuy nhiên, nhiều hoạt động của con người đang làm suy giảm đa dạng sinh học trên toàn cầu như: thâm canh tăng vụ, mở rộng cây trồng và khai thác quá mức các loài để phục vụ kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp nước ta, lúa được xem là loại lương thực quan trọng hàng đầu, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, việc thâm canh lúa được xem như là một nguồn thu nhập quan trọng của người dân, đảm bảo nhu cầu an toàn lương thực và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc sản xuất thâm canh lúa trong thời gian dài đã tác động tiêu cực và gây ra một số hậu quả đối với tài nguyên đất, nước và sinh vật. Thành phần loài cũng như số lượng loài giảm đi rõ rệt trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp đã khai thác thiên nhiên quá mức và không có thời gian để môi trường tự phục hồi. Việc canh tác liên tục và sử dụng nhiều loại phân thuốc hóa học đã gây mất cân bằng, phá vỡ chu trình sống của các loài sinh vật. Đặc biệt, thâm canh lúa tác động nghiêm trọng đến các loài động vật thủy sinh về cả số lượng cũng như thành phần loài. Sản lượng thủy sản nội đồng ở ĐBSCL giảm rõ rệt trong những năm gần đây. An Giang là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm ở ĐBSCL, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. An Giang có nguồn nước mặt dồi dào thuận lợi cho việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, nơi đây còn có lợi thế về sự phong phú nguồn lợi thủy sản tự nhiên và đa dạng sinh học các loài cá. Gần đây, sự suy giảm đáng kể các loài cá ở khu vực này. Chương sách này trình bày các ảnh hưởng của việc thâm canh lúa đến quần xã cá - nghiên cứu ở tỉnh An Giang.
Đinh Minh Quang, Trần Thiện Bình, Nguyễn Thị Kiều Tiên, 2011. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH SINH HOẠT CHI ĐOÀN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20a: 176-182
Đinh Minh Quang, Trần Thiện Bình, Nguyễn Thị Kiều Tiên, 2011. KẾT QUẢ KHẢO SÁT BƯỚC ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG " HAI GIỜ TỰ HỌC " CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20a: 183-192
Đinh Minh Quang, 2008. DẪN LIỆU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TRÊN LƯU VỰC SÔNG HẬU THUỘC ĐỊA PHẬN AN PHÚ - AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 10: 213-220
Đinh Minh Quang, Lý Văn Trọng, 2014. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN CHIỀU DÀI TRỌNG LƯỢNG CÁ BỐNG CÁT TỐI, GLOSSOGOBIUS GIURIS, Ở SÓC TRĂNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 220-225
Đinh Minh Quang, 2014. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 46-50
Đinh Minh Quang, NGUYEN THI NGAN, DANG THI DIEM TRANG , LAI NGUYEN YEN NHU, LE TRAN DUC HUY, 2013. NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU VỀ HÌNH THÁI HANG CÁ KÈO VẢY TO PARAPOCRYPTES SERPERASTER. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 78-82
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên