Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách sử dụng bèo tấm (Lemna minor) như một nhân tố sinh học nhằm loại bỏ chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận với kiểu thí nghiệm theo mẻ. Bốn nghiệm thức được bố trí theo nồng độ tổng nitơ Kjeldahl (TKN), lần lượt NT1: 20 mg/L (pha loãng 15%), NT2: 40 mg/L (pha loãng 30%), NT3: 60 mg/L (pha loãng 45%) và NT4: 130 mg/L (không pha loãng, 100%). Kết quả cho thấy thời gian lưu nước (HRT) phụ thuộc vào nồng độ TKN, đối với NT1 và NT2 từ 7-9 ngày và NT3 và NT4 là 16 ngày. Năng suất sinh khối bèo tấm tỷ lệ thuận theo nồng động TKN, dao động từ 157,4 đến 220,5 g/m2. Khi nồng độ TKN cao (NT3-NT4), thời gian nhân đôi của bèo tấm chậm và kéo dài trên 5 ngày, do bị ảnh hưởng bởi nồng độ ammonia. Các chỉ tiêu đầu ra như SS, TP, BOD5 và N-NH4+ của NT1-NT4 đều đạt cột A QCVN14:2008/BTNMT, ngoại trừ chỉ tiêu N-NH4+ của NT4 đạt cột B. Chỉ tiêu TKN và COD của các nghiệm thức đạt cột A QCVN40:2011/BTNMT. Hiệu suất xử lý nitơ TKN trên 90%, N-NH4+, SS và TP từ 70-90%, COD và BOD5 từ 30-87%. Bèo tấm là một cơ sở lựa chọn để xử lý nước thải sinh hoạt phân tán ở nông thôn, vì vừa hấp thu chất dinh dưỡng tạo ra sinh khối vừa xử lý nước có thể tái sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
Từ khóa: Bèo tấm; nông thôn; nước thải sinh hoạt phân tán; hiệu suất xử lý.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên