Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự khác nhau về đặc điểm hóa lý bao gồm pH, độ dẫn điện (EC), khả năng trao đổi cation (CEC) và hàm lượng carbon của than sinh học (TSH) từ vỏ sầu riêng (VSR) và vỏ mít (VM). Trong cùng điều kiện nhiệt phân, pH, EC, CEC và hàm lượng carbon của hai loại TSH là khác nhau. Kết quả cho thấy VSR (85%) có độ ẩm cao hơn VM (81,7%). Hiệu suất tạo TSH thu được từ VSR và VM lần lượt là 39% và 39,7%. Than sinh học từ vỏ sầu riêng (TSH-VSR) có giá trị pH và EC thấp hơn than sinh học từ vỏ mít (TSH-VM), lần lượt là 10,36 so với 10,43 và 630 µS/cm so với 884 µS/cm. Tuy nhiên, TSH-VSR có giá trị CEC và hàm lượng carbon cao hơn so TSH-VM, lần lượt là 23,2 cmolc/kg so với 21,75 cmolc/kg và 55,3% so với 53,4%. Kết quả cho thấy, VSR và VM có thể được chuyển đổi thành TSH, từ đó có thể ứng dụng vào xử lý môi trường và cải thiện các đặc tính hóa lý của đất.
Tạp chí: Hội nghị khoa học toàn quốc Địa chất công trình - Địa kỹ thuật và Xây dựng phục vụ phát triển bền vững khu vực Miền Trung và Tây Nguyên (ACEA-VIETGEO 2021)
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên