Toxicity of nitrite (NO2-) has been well documented in the culture of fishes, but not much in shrimps. In this study, freshwater prawns Macrobrachium rosenbergii (9.69 ± 1.04 g; 9.87 ± 0.48 cm) were exposed to nitrite (NO2-) to determine 96h-LC50value. The growth, molting cycle and frequency of prawns were examined as prawns were exposed individually to 0 mg/L (control), 1.4, 2.81, 8.04 and 14.1 mg/L nitrite. The experiment was performed over a 90 day period in order to provide biological data for improving farming techniques. Results showed that M. rosenbergii (9.6 9± 1.04 g; 9.87 ± 0.48 cm) were sensitive to nitrite, the 96-h LC50 of nitrite on prawns was 28.08 mg/L NO2-N. The growth (SGR) of the prawns reared in 2.81 mg/L, 8.04 mg/L and 14.1 mg/L NO2-N was significantly lower (P<0.05) than that of the control and 1.4 mg/L NO2-N treatment after 90 days. The molting frequency of prawns reared as control and in 1.4 mg/L, 2.81 mg/L NO2-N increased. In contrast, this frequency decreased in 8.04 mg/L and 14.1 mg/L NO2-N. After 90 days, average molting frequency of prawns reared as control and in 1.4, 2.81, 8.04 and 14.1 mg/L NO2-N was 2.8, 2.97, 2.97, 2.93 and 2.43 times, respectively, while average molting cycle was 24.01, 23.03, 23.8, 25.4 and 28.96 days, respectively. In short, nitrite is toxic for freshwater prawns M. rosenbergii although its mechanism is not known clearly.
Title: The effects of nitrite on the molting cycle and growth of freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii)
TóM TắT
Độc tính của nitrite đã được tổng hợp nhiều trong nuôi cá nhưng rất ít đối với tôm. Trong thí nghiệm này, tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) giai đoạn 9,69±1,04 g; 9,87±0,48 cm được cho tiếp xúc riêng với nitrit (NO2-) để xác định gíá trị LC50-96 giờ. Tỉ lệ sống, tăng trưởng, chu kỳ và số lần lột xác của tôm được xác định khi cho tôm tiếp xúc nitrit ở các nồng độ 0 mg/L (đối chứng), 1,4 mg/L; 2,81 mg/L; 8,04 mg/L và 14,1 mg/L. Các thí nghiệm được thực hiện trong bể composite có phân thành 6 ngăn riêng. Mỗi tôm được bố trí ngẫu nhiên vào mỗi ngăn của bể. Thí nghiệm được tiến hành trong 90 ngày nhằm cung cấp những số liệu sinh học cho việc cải tiến kỹ thuật nuôi đạt hiệu quả. Tôm càng xanh (9,69±1,04 g; 9,87±0,48 cm) nhạy cảm với nitrit, giá trị LC50-96 giờ của nitrit ảnh hưởng lên tôm là 28,08 mg/L NO2-N. Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của tôm được nuôi ở nồng độ nitrit 2,81 mg/L; 8,04 mg/L và 14,1 mg/L thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tăng trưởng của tôm ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức nitrit 1,4 mg/L sau 90 ngày nuôi. Số lần lột xác của tôm ở nghiệm thức nitrit 1,4 mg/L và 2,81 mg/L gia tăng, ngược lại, giảm ở nghiệm thức nitrit 8,04 mg/L và 14,1 mg/L. Sau 90 ngày nuôi, số lần lột xác trung bình của tôm ở nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức nitrit 1,4; 2,81; 8,04 và 14,1 mg/L lần lượt là 2,8; 2,97; 2,97; 2,93 và 2,43 lần, trong khi chu kỳ lột xác trung bình lần lượt là 24,01; 23,03; 23,8; 25,4 và 28,96 ngày. Tỉ lệ sống của tôm được nuôi ở nồng độ nitrit 8.04 mg/L và 14.1 mg/L thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tỉ lệ sống của tôm đối chứng và tôm ở nghiệm thức nitrit 1,4 mg/L và 2,81 mg/L sau 90 ngày nuôi. Tóm lại, nitrit độc đối với tôm càng xanh M. rosenbergii mặc dù cơ chế ảnh hưởng của nitrit đối với giáp xác chưa được biết rõ.
Từ khóa: nitrit, tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), tăng trưởng, chu kỳ lột
Trích dẫn: Đỗ Thị Thanh Hương, Lê Thanh Đăng, Nguyễn Tính Em, Nguyễn Thị Kim Hà và Nguyễn Thanh Phương, 2020. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính enzyme tiêu hóa, tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua biển (Scylla paramamosain) giai đoạn giống. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 1-10.
Trích dẫn: Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Tính Em, Toyoji Kaneko và Nguyễn Thanh Phương, 2020. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột lên cá hương. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 1-11.
Trích dẫn: Đỗ Thị Thanh Hương, Tăng Minh Kỳ, Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Tính Em, Takagi Yasuaki và Nguyễn Thanh Phương, 2020. Ảnh hưởng của độ mặn lên chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính men tiêu hóa của cá lóc (Channa striata) giai đoạn cá bột lên cá hương. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 11-19.
Đỗ Thị Thanh Hương, Lê Trần Tường Vi, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA NITRIT LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 154-160
Đỗ Thị Thanh Hương, NGO TU TRINH, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 247-254
Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Hoa, 2010. NUÔI VỖ THÀNH THỤC VÀ KÍCH THÍCH LƯƠN ĐỒNG (MONOPTERUS ALBUS) SINH SẢN BẰNG HCG (HUMAN CHORIONIC GONADOTROPINE). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 14: 258-268
Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Hà, Bùi Văn Mướp, Nguyễn Thanh Phương, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA PH LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ TĂNG TRƯỞNG TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 273-282
Đỗ Thị Thanh Hương, Trần Nguyễn Thế Quyên, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI VÀ ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIAI ĐOẠN CÁ BỘT VÀ HƯƠNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 21b: 29-37
Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Hà, TRAN VIET TOAN , 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN KHÁC NHAU LÊN SỰ ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 55-65
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên